TTCT - Hội nghị thượng đỉnh NATO với sự tham dự của 28 nước thành viên sẽ diễn ra trong hai ngày 4 và 5-9 tới tại Newport (Xứ Wales) mà không có mặt Nga. Sau chiến tranh lạnh, NATO đã không ngừng mở rộng để nhanh chóng tiến sát biên giới Nga (các vùng màu tương ứng với năm gia nhập của các thành viên) - Ảnh: offiziere.chCác nhà ngoại giao Nga nói họ đã không được mời tới hội nghị, theo Kommersant ngày 25-8. Hãng tin này dẫn nguồn một nhà ngoại giao giấu tên nói các vấn đề được bàn thảo ở hội nghị này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Nga và “trong tình hình hiện thời là không thích hợp”.Tình hình Ukraine là tâm điểmNATO hiện nay gồm 28 nước thành viên, trong đó mới nhất là Albania và Croatia (kết nạp tháng 4-2009). Ngoài ra còn có 22 quốc gia tham gia chương trình đối tác của NATO và 15 nước khác hưởng quy chế “đối thoại thường xuyên”. Lần duy nhất cho tới nay NATO kích hoạt điều 5 của hiệp ước, quy định các thành viên hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp bị tấn công, là sau vụ 11-9-2001 tại Mỹ, khi quân đội NATO được triển khai ở Afghanistan. Ban đầu, hội nghị dự kiến bàn thảo các chủ đề chống khủng bố và tội phạm trên mạng, nhưng giờ NATO sẽ biến hội nghị thành một cuộc vận động các nước thành viên thống nhất với chính sách “phòng thủ tập thể” quanh cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.Thông cáo báo chí của NATO trước hội nghị nêu rõ: “Hội nghị thượng đỉnh của NATO diễn ra vào một thời điểm quan trọng đối với lịch sử của liên minh khi môi trường an ninh toàn cầu đang trở nên ngày càng khó đoán và bất ổn, như những hành động của Nga ở Ukraine cho thấy”.Vì lý do đó, trong các chủ đề của hội nghị sẽ có “sự sẵn sàng của liên minh trong việc thực thi phòng thủ tập thể”, và “quan hệ với Nga và các mối liên hệ mạnh mẽ hơn với Ukraine”.Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng sẽ có mặt ở hội nghị vào ngày đầu tiên, tham dự cuộc họp của liên ủy ban NATO - Ukraine.Các lãnh đạo NATO trong thời gian qua liên tục lên tiếng cảnh báo về đe dọa từ Nga. Trong tháng 8, tướng không quân Mỹ Philip Breedlove, tư lệnh tối cao của các lực lượng NATO ở châu Âu, nói với báo Đức Die Welt rằng các nước NATO không loại trừ khả năng một cuộc tấn công của Nga vào một nước thành viên.Tuần trước, đến lượt Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nhắc lại luận điểm đó trên trang chủ của NATO: “NATO phải sẵn sàng, mong muốn và có thể bảo vệ gần 1 tỉ công dân của tổ chức”.Khi tình hình Ukraine đang ngày càng trở nên phức tạp, rủi ro của một cuộc đụng độ quân sự Nga - NATO càng lớn trong bối cảnh không phía nào chấp nhận xuống thang.Trong cuộc đối đầu Nga - Ukraine, truyền thông, nhất là của phương Tây, dễ dàng mô tả Nga như một nước lớn bắt nạt láng giềng yếu thế hơn. Nhưng trên một bàn cờ tổng thể địa chính trị ở châu Âu, Nga mới là phía đang ở thế yếu.Từ khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991 đến nay, Washington đã mở đường cho 12 quốc gia ở Trung và Đông Âu, tất cả đều thuộc vùng ảnh hưởng của Nga trước kia, không chỉ trong thời Liên Xô mà cả ở thời Sa hoàng, gia nhập NATO. Sự hiện diện quân sự của Mỹ hiện giờ là ngay ở biên giới của Nga.Với tất cả ồn ào trong cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay mà Nga có thể gây ra, từ việc sáp nhập Crimea, ủng hộ lực lượng nổi dậy ở đông Ukraine hay đưa quân đội ra khu vực biên giới, Nga thật ra không có nhiều lựa chọn. Dẫu cho cuộc khủng hoảng có kết thúc thế nào, NATO đã đạt được mục đích là tiếp tục đẩy biên giới của họ xa hơn về phía đông, ngay cả với cái giá là sự chia cắt (có thể) của Ukraine.Ngày 24-7, trong một báo cáo gửi Lầu Năm Góc được báo Mỹ Times dẫn lại, tướng Breedlove đã kêu gọi Mỹ “dự trữ tại một căn cứ ở Ba Lan đủ vũ khí, đạn dược và các khí tài khác để sẵn sàng cho việc triển khai nhanh hàng ngàn quân chống lại Nga”. Kịch bản “chiến tranh chớp nhoáng” này của Breedlove dự kiến sẽ được trình bày tại hội nghị thượng đỉnh của NATO, theo The London Times.Nội dung của kế hoạch này cũng nhất quán với đạo luật về ngăn ngừa sự khiêu khích từ Nga được Quốc hội Mỹ thông qua vào tháng 1-2014. Đạo luật này yêu cầu chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama:1/ triển khai một kế hoạch tăng cường sự ủng hộ của Mỹ và NATO cho các lực lượng vũ trang ở Ba Lan, Estonia, Lithuania, Latvia và các nước thành viên NATO khác;2/ chỉ đạo đại diện thường trực của Mỹ ở NATO vận động cho việc đồn trú lâu dài các lực lượng NATO ở những quốc gia đó (*).Chuẩn bị cho chiến tranh?Ngay lúc này, rủi ro có thể lên rất cao khi cả hai bên đang ráo riết chuẩn bị cho những cuộc tập trận quy mô lớn. Một cuộc tập trận như thế mang tên Fleetex đã được lên kế hoạch từ ngày 14-8, theo trang chủ của NATO, với sự tham gia của Mỹ, Canada, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ.Không hề ngẫu nhiên khi danh sách các nước tham gia cuộc tập trận đều là những thành viên NATO. Cả bốn quốc gia nói trên đều tiếp giáp Nga qua biển ở các vị trí chiến lược: Mỹ qua biển Bering, Canada qua Bắc Băng Dương, Đức qua biển Bắc và Thổ Nhĩ Kỳ qua biển Đen.Fleetex dự kiến sẽ là cuộc tập trận cực kỳ hiện đại và quy mô dù ít thu hút sự chú ý, với các kịch bản phòng không, chống tàu ngầm và bắn đạn thật. “Bất cứ cơ hội nào để huấn luyện với sự tham gia của hải quân nhiều nước NATO đều cực kỳ giá trị” - chuẩn đô đốc Mỹ Brad Williamson, tư lệnh Lực lượng phản ứng hải quân thường trực số 2 (SNMG2) của NATO, nói về cuộc tập trận.Hồi tháng 7, NATO cũng đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân ở biển Đen, vùng biển vốn là “ao nhà” của Liên Xô trước kia. Cuộc tập trận Breeze chính thức do Bulgaria là chủ nhà diễn ra từ ngày 4 tới 13-7 với sự tham gia của các tàu chiến Hi Lạp, Ý, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ. Kịch bản cho cuộc tập trận là “phá hủy các tàu của đối phương trên biển và tổ chức phòng không cho lực lượng hải quân và các cơ sở hạ tầng ven biển”.Cũng chính vào ngày diễn ra cuộc tập trận của NATO, Nga mở một cuộc tập trận của riêng họ ở biển Đen với sự tham gia của 20 tàu chiến, và đưa ra những tuyên bố cứng rắn, đẩy rủi ro về một cuộc chiến lên cao hơn nữa.Lấn dần từng bướcKể từ năm 2006, Mỹ đã tăng cường mạnh mẽ kho vũ khí của họ ở Ba Lan và từ tháng 7-2010, lính Mỹ hiện diện ở đây, tại những căn cứ chỉ cách biên giới Nga không đầy 70km, với mục tiêu huấn luyện quân đội Ba Lan có thể sử dụng các hệ thống lá chắn tên lửa hiện đại Patriot của Mỹ.Hồi tháng 8-2014, Lầu Năm Góc thậm chí công bố kế hoạch triển khai lính Mỹ thuộc lực lượng Vệ binh quốc gia ở Ukraine trong một sứ mệnh huấn luyện cho quân đội nước này. Mỹ - NATO còn lên kế hoạch triển khai bộ binh cả ở Ba Lan, Latvia, Estonia, Lithuania cũng như Gruzia và Azerbaijan, các nước có biên giới chung với miền nam Nga.Hưởng ứng hành động của Mỹ, các nước châu Âu khác cũng tích cực tham gia chiến lược cô lập Nga. Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong một chuyến thăm ngắn tới Latvia ngày 25-8, đã cam kết rằng NATO sẽ bảo vệ các nước Baltic, dù bà không mặn mà với ý tưởng triển khai lực lượng chiến đấu thường trực của NATO ở đây.Nhưng có vẻ chính các nước láng giềng của Nga muốn điều đó vì nỗi lo từ vụ sáp nhập Crimea, “Bất cứ quốc gia nào, bao gồm các nước Baltic, cũng như Ba Lan, cần tăng cường cơ sở hạ tầng (quân sự) của họ, để họ có thể là nơi đồn trú cho các lực lượng thực hiện công tác huấn luyện, hoặc cho các tình huống khủng hoảng” - Bộ trưởng quốc phòng Latvia Raimonds Vejonis nói với Hãng tin Reuters.Ở miền nam Nga, ba nước gồm Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên cốt cán của NATO, Azerbaijan - đã công khai ý định gia nhập NATO, và Gruzia - từng trải qua cuộc chiến tranh ngắn ngày với Nga vào năm 2008 - công bố một thỏa thuận hợp tác ký ngày 22-8-2014 nhằm tăng cường khả năng phòng thủ chung.Bộ trưởng quốc phòng Gruzia Irakli Alasania không úp mở về mục tiêu của thỏa thuận hợp tác này: “Đại diện của chính phủ ba nước đã nghĩ nhiều về một kế hoạch tăng cường khả năng phòng thủ chung, vì lợi ích của châu Âu và NATO”.Nguy cơ một cuộc chiến tổng lựcCó thể NATO vẫn chưa có kế hoạch về một Thế chiến thứ ba ở hội nghị thượng đỉnh sắp tới tại Wales, nhưng chắc chắn các nhà lãnh đạo phương Tây muốn cô lập Nga hơn nữa. Trong một lá thư gửi cho hội nghị, thủ tướng nước chủ nhà David Cameron viết:“Các nhà lãnh đạo (những nước NATO) phải xem xét lại quan hệ lâu dài với Nga ở hội nghị thượng đỉnh này để đáp lại những hành động bất hợp pháp của Nga tại Ukraine, và hội nghị này nên đạt được sự nhất trí để NATO tiếp tục sự hiện diện tích cực ở Đông Âu trong những tháng tới nhằm đảm bảo cho các đồng minh ở đó”.Trong khi nhiều người so sánh cuộc đối đầu Đông - Tây lần này là một cuộc chiến tranh lạnh mới, tình hình đang trở nên mất kiểm soát quá nhanh và những hậu quả có thể còn nguy hại hơn so với một cuộc chiến tranh lạnh. Các nỗ lực ngoại giao cho tới giờ đã thất bại.Nga đã bị loại ra khỏi nhóm G8, không được mời dự hội nghị của NATO với tư cách đối tác như thường lệ, và cũng không có những cuộc đối thoại Đông - Tây như thời chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường. Khả năng một cuộc chiến tổng lực diễn ra là không nhiều, nhưng chắc chắn chưa bị loại trừ hoàn toàn.(*): https://beta.congress.gov/bill/ 113th-congress/senate-bill/2277 Tags: UkraineHòa BìnhChiến tranhHội nghịXứ WalesHội nghị thượng đỉnh NATONewport
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp cho Malaysia THANH HIỀN 22/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, trong đó có lương thực, cà phê với Malaysia và đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal.
Phim chiếu rạp Kính vạn hoa tung poster và teaser, nhìn vừa lạ vừa quen THƯỢNG KHẢI 22/11/2024 Kính vạn hoa phiên bản điện ảnh đánh dấu sự tái ngộ của bộ ba Quý Ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh, mang đến một không khí tươi vui nhưng không kém phần kịch tính.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Giữa lúc xung đột leo thang, Nga - Ukraine đạt thỏa thuận đưa 46 dân thường trở lại Kursk THANH HIỀN 22/11/2024 Hàng chục cư dân từ khu vực biên giới Kursk của Nga đã được đưa trở lại quê hương từ Ukraine sau các cuộc đàm phán 'khó khăn' giữa hai bên.