19/11/2024 16:03 GMT+7

Bảo vệ di sản văn hóa ở Lebanon giữa chiến tranh Israel và Hezbollah

UNESCO tăng cường bảo vệ hàng chục di sản văn hóa ở Lebanon, sau lời kêu gọi của 300 chuyên gia văn hóa trước xung đột căng thẳng giữa Israel và Hezbollah.

Bảo vệ di sản văn hóa ở Lebanon giữa chiến tranh Israel và Hezbollah - Ảnh 1.

Hàng chục di sản ở Lebanon được UNESCO cấp quyền bảo vệ tăng cường tạm thời vào ngày 18-11, giữa tình hình xung đột leo thang giữa Israel và Hezbollah - Ảnh: Reuters

Theo tờ Arab News, trước tình hình xung đột leo thang giữa Israel và Hezbollah, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) quyết định nâng mức độ bảo vệ dành cho 34 di sản văn hóa tại Lebanon.

Tăng cường bảo vệ di sản văn hóa ở Lebanon

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 18-11, sau khi nhận nhiều lời kêu gọi từ 300 chuyên gia văn hóa, bao gồm các nhà khảo cổ học và học giả, yêu cầu kích hoạt các biện pháp bảo vệ tăng cường.

UNESCO nhấn mạnh rằng các di sản này sẽ được hưởng sự bảo vệ pháp lý tối đa, đồng nghĩa với việc chúng không được phép trở thành mục tiêu tấn công hoặc bị sử dụng cho mục đích quân sự.

UNESCO nâng mức bảo vệ cấp cao nhất cho hàng chục di sản ở Liban - Ảnh 2.

Khói bốc lên từ hiện trường vụ không kích của Israel nhằm vào làng Mansouri ở quận Tyre, miền nam Lebanon vào ngày 18-11 - Ảnh: Kawnat Haju/AFP

Hơn nữa, quyết định trên cũng xuất phát từ một số cuộc không kích của Israel trong những tuần gần đây, nhắm vào các mục tiêu của lực lượng Hezbollah tại thành phố Baalbek ở miền Đông và thành phố Tyre ở miền Nam Lebanon, xảy ra gần những di tích La Mã cổ đại vốn được công nhận là di sản thế giới.

UNESCO khẳng định việc bảo vệ các di sản văn hóa tại Lebanon là nhiệm vụ cấp thiết, đồng thời gửi thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng quốc tế.

UNESCO nâng mức bảo vệ cấp cao nhất cho hàng chục di sản ở Liban - Ảnh 3.

Các ngôi đền ở Baalbek có tuổi đời hơn 11.000 năm - Ảnh: Vyacheslav Argenberg/Archpaper

Theo UNESCO, việc không tuân thủ các quy định bảo vệ có thể dẫn đến vi phạm nghiêm trọng theo Công ước La Haye năm 1954 về bảo vệ di sản văn hóa trong xung đột và hành vi này có thể bị truy tố.

UNESCO cũng cam kết hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các địa điểm như Baalbek và Tyre để tăng cường các biện pháp bảo vệ pháp lý, cải thiện công tác quản lý rủi ro và đào tạo thêm cho các nhà quản lý di sản.

Hezbollah và Israel xảy ra chiến tranh kể từ cuối tháng 9, khi Israel mở rộng chiến dịch từ việc đối đầu Hamas tại Dải Gaza sang việc bảo vệ biên giới phía Bắc, ngay cả khi cuộc chiến ở Gaza vẫn tiếp diễn.

Hai cơ quan quan trọng của Liên Hiệp Quốc trong khu vực, Lực lượng gìn giữ hòa bình tại miền Nam Lebanon (UNIFIL) và Cơ quan hỗ trợ người tị nạn Palestine (UNRWA), nhiều lần bị Israel tấn công, trong đó UNRWA thậm chí còn bị nội các Israel cấm hoạt động.

Vào cuối tháng 9, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã gọi Liên Hiệp Quốc là "ngôi nhà tăm tối" và "vũng lầy của sự thù hận bài Do Thái" trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

UNESCO nâng mức bảo vệ cấp cao nhất cho hàng chục di sản văn hóa ở Liban - Ảnh 4.Công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông giai đoạn 2024-2027

Ban Khoa học Trái đất và Giảm thiểu rủi ro địa chất thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vừa có thông báo về việc Công viên địa chất Đắk Nông được công nhận lại danh hiệu "Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông" giai đoạn 2024 - 2027.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên