23/05/2009 04:12 GMT+7

Bảo tồn di sản: phải đúng luật và có tầm nhìn xa

NGUYỄN TRIỀU ghi
NGUYỄN TRIỀU ghi

TT - Hôm qua (22-5), tại ngày làm việc thứ ba của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao & du lịch Hoàng Tuấn Anh, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, đã trình bày tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

oafaPiPi.jpgPhóng to

Ông Dương Trung Quốc -Ảnh: N.Triều

TT - Hôm qua (22-5), tại ngày làm việc thứ ba của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao & du lịch Hoàng Tuấn Anh, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, đã trình bày tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.

Bài 1: Dân thôn “tô tượng” phá đền chùa! Bài 2: Cổ vật - cá rán hớ hênh trước miệng mèo gian Bài 3: Trùng tu: trăm tuổi thành... một tuổi!Tạm dừng trùng tu là bảo vệ di tích

Trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này, đại biểu DƯƠNG TRUNG QUỐC - tổng thư ký Hội Sử học VN - cho biết: "Ðặc thù di sản của chúng ta hiện nay là di sản làng xã, di sản cấp quốc gia rất ít. Phần lớn di sản nguyên bản sử dụng các vật liệu có kết cấu không bền vững, nhất là gỗ. Mà gỗ thì khi hạ giải để trùng tu rất dễ bị làm hỏng, nhưng không hạ giải thì không thể sửa chữa được. Tuy nhiên, không phải là không có những nơi làm ẩu, tùy tiện".

* Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nói rằng một số địa phương do những động cơ khác nhau, đặc biệt là quyền lợi về đất đai, nên lập hồ sơ công nhận di sản văn hóa không đúng tiêu chuẩn, thậm chí không muốn lập để khỏi bị ràng buộc. Quan điểm của ông như thế nào?

- Ðúng là có tình trạng đó. Ví dụ như với vịnh Nha Trang, những người muốn xây dựng các cơ sở kinh tế trong không gian đó cho rằng việc bảo tồn làm ảnh hưởng lợi ích của họ. Nếu nhìn trước mắt thì thấy có nhiều dự án đầu tư vào chắc có lợi, nhưng về lâu dài nếu ta phá di tích đi sau này muốn khôi phục sẽ tốn kém rất nhiều, có khi không khôi phục được. Theo tôi, điều đó thể hiện phần nào tầm nhìn của các nhà lãnh đạo.

* Loạt bài trên Tuổi Trẻ cách đây hai tháng cũng phản ánh tình trạng một số nơi trùng tu di tích không chỉ phá hỏng giá trị cũ mà còn "đắp da đắp thịt" một cách tùy tiện, cơ quan chức năng thì trả lời không kiểm soát được. Theo ông, có cách nào để luật sau khi sửa đổi được thực thi tốt hơn?

- Rõ ràng có những cái hạn chế về luật, có những cái là lỗi ở khâu tổ chức thực hiện. Hơn nữa tôi muốn nói cả đến những chồng chéo về chức năng của các cơ quan, ví dụ giữa cơ quan quản lý nhà nước địa phương với cơ quan tôn giáo. Khắc phục điều này đòi hỏi phải có sự đồng thuận.

Tôi cũng muốn nhắc rằng phần lớn di sản của chúng ta là sinh thể, tức có sự phát triển chứ không phải phế tích. Trường hợp phế tích như tháp Chăm thì vấn đề chỉ đơn giản là giải pháp công nghệ thôi. Nhưng với các di tích dạng sinh thể, việc bảo tồn và phát triển là bài toán rất khó về vấn đề xã hội, nếu làm không tốt đôi khi nảy sinh sự phản cảm. Và như tôi đã nói trên, người làm công tác quản lý phải có tầm nhìn xa và quan trọng là phải làm đúng luật.

NGUYỄN TRIỀU ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên