Một triển lãm tương tác cho phép người xem đặt câu hỏi với các nhân vật sống sót từ nạn diệt chủng người Do Thái - Ảnh: Downtown Express
Đó là nhận định có tính lưu ý cho các đồng nghiệp làm của Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Huy nhân hội thảo Tương tác, trải nghiệm từ trưng bày bảo tàng được Bảo tàng Tôn Đức Thắng và Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa tổ chức tại TP.HCM hôm 20-11.
Và cũng chính công nghệ làm xuất hiện khái niệm tương tác trong như một nội dung của trải nghiệm dành cho công chúng đến bảo tàng.
Tương tác được hiểu là sự tham gia của từng cá nhân vào những hoạt động do bảo tàng tổ chức với nhiều loại không gian/ thời gian; nó là hoạt động mang tính thể chất của con người, kích thích sự hoạt động của giác quan, kích thích tham quan tìm hiểu sâu hơn về nội dung trưng bày.
Công nghệ số thay đổi cách tham quan
Xuất phát từ thực tế phát triển của công nghệ số hiện nay, tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn - giám đốc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM mạnh dạn đưa ra lời cảnh báo về sự "cáo chung của mô hình bảo tàng truyền thống". Theo ông, tình hình mới đang đặt ra một "thực tế ảo nhưng có giá trị thật" trong lĩnh vực bảo tàng.
Ông Tuấn đề cập đến loại hình "bảo tàng thông minh" - một khái niệm không còn xa lạ với nhiều nước trên thế giới và tại Việt Nam cũng đang có một số bảo tàng chuyển mình theo loại hình này.
Công nghệ số tại các bảo tàng thông minh đã làm thay đổi kỳ vọng của khách về hành trình tham quan bảo tàng của họ. Ngày nay, khách đến bảo tàng ở cấp độ cá nhân hơn như selfie tại bảo tàng hoặc livestream hoạt động của họ ở bảo tàng.
"Điều này nuôi dưỡng một cộng đồng được kết nối độc đáo trong thế giới kỹ thuật số - điều mà trước đây không bao giờ xảy ra" - ông Tuấn nhận định.
PGS. TS. Nguyễn Văn Huy đang giới thiệu một số hình ảnh tương tác của bảo tàng các nước - Ảnh: L.Điền
Từ việc công nghệ số cho phép thu thập, lưu trữ, phân tích hành vi con người, các bảo tàng có thể tạo ra những trải nghiệm và cách tiếp cận hiện vật hoàn toàn khác với truyền thống.
Ông Tuấn dẫn chứng một ví dụ từ cuộc trưng bày "Khủng long bay" tại bảo tàng Lịch sử Tự nhiên New York (Mỹ): với bộ xương của loài khủng long bay đã bị tuyệt chủng, dựa vào thành tựu của ngành cổ sinh vật và tham khảo hơn 40 nghiên cứu về sinh vật lý thú này, các nhà khoa học dùng máy tính phục dựng từng phần cơ bắp rồi đến da và các chi tiết bên ngoài của loài khủng long bay tiền sử.
Tại gian trưng bày có nhiều góc nhỏ trình chiếu phim 3D về đời sống đã được phục dựng của loài khủng long này...
Với bằng chứng về thực tế ảo mang lại giá trị thực, ông Tuấn ước đoán rằng công nghệ số trong tương lai chắc chắn còn mang lại nhiều bất ngờ cho du khách đến các bảo tàng.
Tuy nhiên, trong cơn "chuyển mình" đang thấy được của các bảo tàng Việt Nam, ông Tuấn lưu ý rằng, các loại hình công nghệ này chỉ thật sự có ý nghĩa nếu chất liệu "đầu vào" của nó là những sưu tập giá trị, thông tin, kết quả nghiên cứu khoa học tốt, và cảm hứng xây dựng trên những kết nối với công chúng, không xa rời kể cả những công chúng tiềm năng.
Trò chuyện với nhân chứng ảo: bao giờ?
Với nhiều chuyên gia, đến với hội thảo về trải nghiệm bảo tàng lần này cũng chính là một trải nghiệm. Cho đến nay, tại TP.HCM chỉ mới có hai bảo tàng ứng dụng công nghệ thông tin làm "bảo tàng thông minh" ở cấp độ phòng trưng bày.
Tiềm năng cho bước ngoặt ứng dụng công nghệ số vào bảo tàng ở Việt Nam còn rất lớn. Nhất là khi nhìn về phía trước, thành tựu trí thông minh nhân tạo (AI) bắt đầu được ứng dụng vào bảo tàng, khi hình thức tương tác với nhân vật ảo trong bảo tàng Do Thái (The Jewish Museum) ở Mỹ cho phép khách tham quan được tiếp cận với nhân vật sống sót trong một thảm họa, công chúng với tư cách người hỏi chuyện được nghe kể, trò chuyện với nhân chứng ảo thông qua công nghệ AI để trải nghiệm thực tế câu chuyện.
Vấn đề là, với chiều dài chiến tranh trong lịch sử với vô vàn câu chuyện trải nghiệm thực tế của những "nhân vật ảo" kiểu như vậy, các chuyên gia bảo tàng Việt Nam liệu có ứng dụng công nghệ để kể lại các câu chuyện lưu giữ được bằng hình thức mởi mẻ nhất cho công chúng hay không?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận