FBI đã thâm nhập hơn 8.000 máy tính tại hơn 120 quốc gia để điều tra về một vụ việc - Ảnh: iStock |
Theo trang công nghệ Motherboard, thông tin này được tiết lộ từ văn bản gần đây sao lại nội dung một phiên điều trần về các bằng chứng liên quan trong vụ FBI điều tra những đối tượng truy cập trang web khiêu dâm trẻ em.
Trước đó, hồi tháng 1 năm nay, cũng liên quan tới vụ việc này, trang Motherboard cho biết với chỉ một giấy phép duy nhất, FBI đã có thể sử dụng một phần mềm mã độc tấn công vào hơn 1.000 máy tính của những đối tượng truy cập trang "web đen" khả nghi đó.
Tuy nhiên, số liệu mới được tiết lộ cho thấy quy mô thâm nhập các máy tính của FBI trong vụ việc này hóa ra còn lớn hơn nhiều.
Con số này cũng cho thấy quy mô lớn chưa từng có của một chiến dịch thâm nhập máy tính phục vụ điều tra của cơ quan hành pháp Mỹ từ trước tới nay. Nó cũng là tín hiệu cho thấy tương lai của hoạt động điều tra tội phạm mạng sẽ như thế nào.
Trong lịch sử đất nước chúng ta cho tới nay, chúng tôi chưa bao giờ thấy một giấy phép nào lại có tính chất bao trùm rộng lớn như vậy |
Luật sư do chính phủ chỉ định Colin Fieman phát biểu tại phiên điều trần cuối tháng 10 |
Việc này cũng xảy ra tại thời điểm Mỹ đang chuẩn bị tiến tới những thay đổi về luật cho phép các thẩm phán có thể cấp phép trong việc thâm nhập vào hàng loạt máy tính để phục vụ điều tra, bất kể các máy tính đó đặt tại đâu trên thế giới.
Tháng 2-2015, FBI đã kiểm soát được trang này, tuy nhiên thay vì đánh sập nó, cơ quan này tiếp tục duy trì hoạt động của Playpen từ một máy chủ của chính phủ trong 13 ngày nữa. Nhưng ngay cả khi đã kiểm soát được trang web, FBI vẫn không thể dò ra được địa chỉ IP thực sự của những đối tượng truy cập vào đây vì họ đã chọn cách kết nối qua mạng ẩn danh Tor.
Do đó, để phá tan cơ chế ẩn danh, FBI đã sử dụng một kỹ thuật điều tra mạng lưới (gọi tắt là NIT), là một dạng phần mềm mã độc. Phần mềm này giúp họ có thể thâm nhập vào máy tính của bất cứ ai truy cập vào các nội dung khiêu dâm trên Playpen. Sau đó nó gửi địa chỉ IP thật của những người đó lại cho FBI.
Theo hồ sơ tố tụng, FBI đã thu được hơn 1.000 địa chỉ IP của những người dùng tại Mỹ. Trong năm qua, trang Motherboard cho biết FBI đã thâm nhập vào các máy tính ở Úc, Áo, Chile, Colombia, Đan Mạch, Hi Lạp và có thể ở Anh, Thổ Nhĩ Kỳ cũng như Na Uy. Tất nhiên đó mới chỉ là một phần nhỏ trong số hơn 120 nước mà FBI đã thâm nhập vào máy tính đặt tại đó.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận