Với lợi thế về khí hậu mát mẻ, độc đáo, cảnh đẹp còn hoang sơ yên bình tạo nhiều lợi thế và cơ hội cho thành phố phát triển về mặt bất động sản, du lịch, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, khai khoáng..
Tp. Bảo Lộc có ưu thế lớn về phát triển ngành Trà
Khai thác tiềm năng có sẵn
Bảo Lộc được khẳng định là một thành phố có tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch và một số lĩnh vực khác. Thế nhưng, để tiềm năng và thế mạnh đó trở thành hiện thực đúng nghĩa là cả một quá trình.
Tp. Bảo Lộc nằm trên tuyến Quốc lộ 20, cách thành phố du lịch Đà Lạt 110 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 190 km; thông thương với Quốc lộ 55 và chỉ cách thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) khoảng 100 km. Ngoài ra, còn có các tuyến tỉnh lộ và quốc lộ thông thương với tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk…
Theo thống kê, thành phố Bảo Lộc hiện có 22 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tơ lụa với sản lượng sản xuất trong năm 2016 là hơn 1.600 tấn tơ và gần 5,7 triệu mét lụa. Giá trị xuất khẩu mà ngành tơ lụa đem lại trong năm 2016 là 9,6 triệu USD.
Sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ở nhiều thị trường trên thế giới như: Nhật Bản, Ấn Độ, EU, Mỹ, Thái Lan, Lào, Bangladet… Giá trị xuất khẩu của ngành dâu tằm tơ đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Khí hậu ở Tp.Bảo Lộc quanh năm mát mẻ, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, đồi núi điệp trùng, cảnh quan phong phú và có nhiều thác nước, hồ, khe suối đẹp như thác ĐamB’ri, thác Bảy tầng, hồ Nam Phương, suối Đá bàn, núi Sa Pung…
Đặc biệt, Bảo Lộc có hơn 7.700ha trà, là địa chỉ cung cấp đặc sản Trà B’Lao nổi tiếng và nhiều loại trái cây. Đây là những lợi thế để thành phố phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng, văn hóa, thể thao, dã ngoại…
Tp. Bảo Lộc đang trên đà phát triển mạnh
Nhiều giải pháp phát triển kinh tế
Theo UBND Tp.Bảo Lộc, với định hướng phát triển kinh tế xã hội trong 05 năm tới, Bảo Lộc đã thực hiện nghị quyết 05 đảng bộ thành phố cũng như là nghị quyết 10 của đảng bộ tỉnh Lâm Đồng. Xác định thành phố phát triển toàn diện và bền vững, để thực hiện được mục tiêu như vậy, có những khâu đột phá cụ thể:
Về kinh tế: Mở rộng không gian đô thị, nâng cao chất lượng đồng bộ các ngành: dịch vụ, nâng cao và đào tạo thu hút nguồn nhân lực; Xác định được nhóm công trình trọng điểm, thực hiện đồng bộ các dịch vụ thương mại cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm của địa phương, tạo được chuỗi sản phẩm giá trị cao để giới thiệu quảng bá ra thị trường bằng cách xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, khu đô thị…
Về giáo dục: Phấn đấu theo chủ trương của bộ giáo dục, thực hiện giáo dục đổi mới căn bản toàn diện thành phố tạo mọi điều kiện để thu hút các trường đại học có danh tiếng. Hiện nay thành phố Bảo Lộc đã có cơ sở 2 phân hiệu Tôn Đức Thắng đã đi vào hoạt động.
Về y tế: Hiện tại, thành phố Bảo Lộc đã xây dựng bệnh viện II tỉnh Lâm Đồng với quy mô 500 giường bệnh và chuẩn bị đưa vào hoạt động.
Về kết cấu hạ tầng: Tuyến đường tránh phía Nam và phía Tây đang được xây dựng. Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt đề xuất dự án phần 1 xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (thuộc dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương) với chiều dài 59,6 km, tổng mức đầu tư hơn 14.650 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
Trong đó, tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương đi qua Tp.Bảo Lộc thông qua nút giao đường Nguyễn Văn Cừ, thuộc phường Lộc Phát sẽ tạo nhiều cơ hội phát triển kinh tế toàn diện tại phường Lộc Phát nói chung và Tp.Bảo Lộc nói riêng. Chính quyền các cấp Tp.Bảo Lộc đang nỗ lực phấn đấu trở thành đô thị loại II đến năm 2020, thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhiều dự án hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế đặc biệt là bất động sản.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận