15/08/2024 10:39 GMT+7

Bao giờ thôi lấy cắp, 'xài chùa' hình ảnh người khác?

Những hình ảnh cá nhân còn bị lợi dụng để câu like, kéo lượt truy cập hoặc nguy hiểm hơn là dùng tạo ra các tài khoản ảo cho dịch vụ tiếp thị số.

Một lần dạo mạng, tôi bắt gặp hình ảnh người bạn của mình đang bình luận ở một trang chuyên lừa đảo. Đó không phải là tài khoản chính chủ của bạn tôi. Việc lấy cắp hình ảnh cá nhân người khác bây giờ đang bị lợi dụng vào nhiều mục đích xấu.

Trong cuộc chiến chống tin giả, có lẽ cần có những khung pháp lý mới, cần tăng mức xử phạt với những người cố tình dùng hình ảnh người khác để trục lợi, gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội.

Nhiều người lấy cắp hình ảnh của người khác để cắt ghép, tạo và tung tin giả trên mạng, vụ cô gái bị tung tin đồn lây HIV cho 16 người ở Thái Nguyên mới đây là một ví dụ. Người ta tự tiện dùng hình ảnh người khác, cố tình tạo tin giả để "gây hoang mang trong dư luận" nhằm câu like, kéo lượt truy cập.

Nhiều cá nhân, tổ chức đang vô tư lấy hình ảnh người khác để tạo xu hướng trên mạng xã hội. Khi báo chí đăng tải một vụ án, một sự kiện nóng nào đó thì gần như ngay lập tức các hội nhóm, trang, kênh YouTube... ăn theo bằng việc lục tung ảnh của nhân vật chính. Họ lục tung hình ảnh, những khoảnh khắc riêng tư của người khác rồi ghép chữ theo ý muốn.

Không ít hình ảnh cá nhân của nhiều người dùng mạng xã hội đang bị lấy cắp để tạo tài khoản ảo cho dịch vụ tiếp thị số. Chính vì điều này, nhiều người than trời về việc bị ai đó giả mạo tài khoản, hoặc hình ảnh mình xuất hiện trên một tài khoản mạng với mục đích không tốt.

Một cô gái bỗng dưng bị ghép ảnh với tin đồn lây HIV cho 16 người, một thông tin xấu là đủ gây ảnh hưởng rất lớn và lâu dài đến nạn nhân (cho dù bên vi phạm có đính chính). Một cô gái trẻ đã qua đời, hình ảnh của cô vẫn tràn trên mạng, nhiều người lại lao vào về cô.

Ở các quảng cáo lừa lấy lại tiền đã bị lừa trên mạng xã hội, chúng ta sẽ thấy các tài khoản bình luận làm "mồi nhử" là hình ảnh của người dùng thật. Điều này sẽ khiến người dùng cả tin, nhẹ dạ và không đủ kiến thức để phân biệt thật giả vướng bẫy lừa.

3 điều cần thay đổi

Thứ nhất: những người lấy cắp hình ảnh người khác đã chuyển hướng qua những người dùng không nổi tiếng. Những công nhân, nông dân, giáo viên... đều có thể bị lấy cắp hình ảnh. Chúng ta cần phải tự bảo vệ hình ảnh cá nhân của mình trên mạng xã hội.

Thứ hai: các đơn vị truyền thông chính thống đừng chạy theo mạng xã hội, đừng đăng hình ảnh cá nhân đang là nạn nhân trên mạng.

Thứ ba: nên kiểm tra việc sử dụng hình ảnh ở các dịch vụ tiếp thị số. Các fanpage, hội nhóm, YouTuber... vẫn vô tư sử dụng hình ảnh người khác để câu like, lượt truy cập?

Cảnh báo về các tài khoản mạng xã hội giả mạo huấn luyện viên Kim Sang SikCảnh báo về các tài khoản mạng xã hội giả mạo huấn luyện viên Kim Sang Sik

Ngày 17-5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) thông tin: mạng xã hội xuất hiện nhiều trang tin, tài khoản cá nhân sử dụng tên và hình ảnh của huấn luyện viên Kim Sang Sik để đăng tải các thông tin, phát ngôn không đúng sự thật.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên