Tỉ phú Lý Gia Thành - Ảnh: AFP |
Khởi đầu là Tân Hoa xã, sau đó nhiều tờ báo của Trung Quốc liên tục hoặc công kích chuyện ông Lý bỏ đi lúc đất nước khó khăn hoặc bình luận kiểu “không có anh tôi cũng chẳng chết”.
Thật ra từ năm 2011, tỉ phú Lý, người làm giàu nhanh chóng nhờ óc kinh doanh sắc bén, đã dần chuyển tài sản sang châu Âu mà theo cách giải thích của ông là làm sao có lợi nhất cho cổ đông.
Mới nhất là ông tỉ phú 87 tuổi đã sáp nhập công ty điện của ông tại Trung Quốc với công ty bất động sản cũng của ông nhưng đặt tại London (Anh) để rút khỏi thị trường chứng khoán Hong Kong.
Chính quyết định này của ông khiến báo chí Trung Quốc ra tay. Từ hôm 12-9, Viện Liễu Vọng, trực thuộc Tân Hoa xã, đã cho đăng bài báo có tựa “Đừng để Lý Gia Thành trốn thoát”. Bài báo cảnh báo về những ảnh hưởng đối với uy tín chính trị của ông Lý tại Trung Quốc nếu ông cứ quyết ra đi.
Ba ngày sau, ngày 15-9, tờ Thời Báo Chứng Khoán, thuộc Nhân Dân Nhật Báo, đăng bài xã luận có tựa “Lý Gia Thành cứ việc đi nếu muốn - bầu trời cũng chẳng sập”.
Tác giả bài báo Hoàng Tiểu Bằng phân tích rằng kinh tế Trung Quốc đang đi lên so với châu Âu “già cỗi và bệnh tật” không thể tạo ra cơ hội sinh lợi lớn. Từ đó tác giả kết luận: “Trong trường hợp đó, cứ để Lý Gia Thành ra đi theo ý thích - bầu trời cũng chẳng sập”.
Qua hôm sau, tờ Tin Tức Bắc Kinh phụ họa bằng bài viết cho rằng nếu ép buộc tỉ phú Lý ở lại thì chỉ làm tổn hại uy tín của kinh tế Trung Quốc.
Mới nhất là tờ Nhân Dân Nhật Báo ngày 20-9 cho đăng bài ý kiến nói rằng tỉ phú Lý “vô ơn” khi được hỗ trợ để làm giàu trước đây và nay tháo chạy. Bài báo cũng đồng thời nói chẳng có gì đáng ngại vì kinh tế Trung Quốc hiện minh bạch và cởi mở.
Dĩ nhiên kiểu công kích đó khiến cư dân mạng Trung Quốc phản ứng.
Một người viết trên mạng xã hội Sina Weibo: “Đọc thấy những bài báo này, tôi nghĩ rằng Lý Gia Thành có lý khi cuốn gói ra đi!”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận