Các bạn trẻ đọc báo hằng ngày để bổ sung kiến thức - Ảnh: QUANG ĐỊNH |
Mới đây, chị gái tôi và đứa con gái 16 tuổi xung đột gay gắt chỉ vì chị muốn con chị tập trung thời gian cho việc học thay vì quan tâm quá nhiều đến những bài viết trên Internet.
Khi chị vừa khuyên con thì cháu phản ứng kịch liệt, cho rằng mẹ lỗi thời, lạc hậu, quan tâm đến báo chí thì có gì sai đâu. Trong lúc nóng giận không kiềm chế được, chị đã tát con gái.
Con chị giận dỗi nói sẽ bỏ học. Chị lại mắng: “Con không đi học, mẹ đánh chết!”. Cô con gái trả lời: “Mẹ thích con chết à? Con đang chán sống đây, cô diễn viên thần tượng của con mới tự tử. Con cũng đọc được mấy kiểu chết trên mạng đấy.
Thậm chí có trang mạng còn bày cách chết sao cho nhẹ nhàng, nhanh chóng, mẹ không cần phải ra tay đâu”. Chị tôi kể rằng lúc đó chị rất sốc, may là đã kiềm chế được để bỏ qua. May mắn nữa là sau mấy ngày, cháu tôi cũng nhận ra lỗi của mình và chị cũng hết giận cháu.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, giới trẻ có nhiều điều kiện để tiếp cận thông tin mới để mở mang kiến thức.
Tuy nhiên, do đặc điểm tâm lý tuổi trẻ khá nhạy cảm, thích khám phá cái mới nhưng kinh nghiệm sống còn hạn chế nên giới trẻ khó có thể lựa chọn thông tin để đọc, chưa biết cách đọc sao cho mang lại hiệu quả là tiếp thu cái tốt và ngăn ngừa cái xấu.
Rất nhiều bạn trẻ ngày nay khi đọc báo chỉ chọn vài thông tin nóng như tai nạn giao thông, các vụ tự tử, chuyện ca sĩ, nhạc sĩ này nọ... để phục vụ cho các cuộc bình luận, phê phán, thậm chí để học đòi làm theo cái xấu.
Là một phụ huynh, tôi mong rằng bên cạnh chức năng nổi trội là cung cấp thông tin đến bạn đọc, báo chí hãy làm tốt hơn việc định hướng cho thế hệ trẻ. Các bài viết trên báo cần có sự định hướng giá trị, giáo dục đạo đức, giúp giới trẻ hướng đến các giá trị thiết thực, nhất là hoài bão, lý tưởng, trí tuệ, trách nhiệm với xã hội, với gia đình và với bản thân.
Cần hạn chế việc đưa những thông tin mang đậm dấu ấn bạo lực, những nội dung giật gân. Đặc biệt, cần tránh đăng những phát ngôn mang tính ngông cuồng, coi thường các chuẩn mực, nhất là của giới ca sĩ, nghệ sĩ.
Bởi các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng thường là thần tượng của giới trẻ, các em dễ lây nhiễm, đua đòi, thậm chí còn có thể dẫn đến những tai họa khó lường.
Bên cạnh đó, phụ huynh và thầy cô ở trường cần quan tâm tham gia việc đọc báo của trẻ, giúp trẻ tiếp nhận, sàng lọc các thông tin báo chí.
Cha mẹ cần thường xuyên định hướng cho con trong việc chọn thông tin nào, cách đánh giá thông tin, bài học rút ra từ thông tin, thời gian tiếp nhận thông tin, nhất là các báo điện tử. Nhà trường cũng cần thường xuyên giúp các em học sinh cách đọc thông tin, lắng nghe thông tin, cách bình luận, đánh giá thông tin khi tiếp nhận, đặc biệt cần giúp các em hướng đến những thông tin có giá trị về đạo đức, lối sống, cách sống sao cho phù hợp.
Cần tận lực giúp người Ba tôi chỉ là một công nhân bình thường, nhưng ông đọc rất nhiều sách báo và luôn khuyến khích tôi đọc theo. Thấy tôi mê nghề báo, ông khuyên: “Con muốn làm nhà báo thì phải biết nhiều, hiểu nhiều để đưa ra cái đúng, cái khai sáng cho người ta đọc, để người ta cảm thấy xứng khi bỏ tiền ra mua từng chữ con viết ra”. Rồi ba tặng tôi cái máy ảnh. Tôi bắt đầu mày mò tham gia làm báo. Trên các trang báo ngày đó hay có mục ảnh vui, ảnh phê bình, tôi may mắn cũng lọt vào vài ảnh. Mang về khoe, ba tôi rất vui. Nhưng khi tôi bày tỏ ý sẽ đi săn tìm những bức ảnh tiêu cực để gửi báo kiếm tiền, ba tôi lại không vui. Một bữa, ông gọi tôi và nói: “Kiếm tiền là một chuyện, nhưng làm báo vì tiền liệu có hay? Tỉ như mấy người nghèo mà con đang rình chụp họ chở quá tải đó. Họ đâu có muốn bán mạng vì cái sự chở nguy hiểm, nhưng họ nghèo quá nên liều. Thay vì phê phán họ, sao con không viết ra một cái hướng để mọi người thấy đó là hiểm nguy để tránh đi, hoặc nêu ra ý kiến đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp giúp người nghèo có cách đổi thay. Con có cái máy ảnh là công cụ, đừng biến nó thành quyền lực rồi áp nó vô người yếu thế hơn mình”. Ba tôi đã mất vài năm nay, tôi cũng an định công việc chính của mình và tiếp tục tham gia viết báo như một nghề tay trái. Từ sau lời dạy của ba, tôi không coi chuyện săn ảnh làm trọng nữa mà bắt đầu viết bài, góp thêm tiếng nói từ thực tế cuộc sống vào báo chí. Có người nói Internet làm quyền lực báo giấy giảm hẳn. Tôi lại không nghĩ vậy. Mọi nghề đều phải bị cạnh tranh. Người làm báo có cái tâm, ngoài cái tài, thì vẫn sẽ thu hút bạn đọc. Cứ coi nghề báo là một nghề nghiệp có đặc thù một chút, hơn người thường một chút ở chỗ chịu khó, tận lực giúp người, giúp đời - lúc ấy báo giấy sẽ luôn tồn tại. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận