TTCT - Nhân Ngày báo chí cách mạng 21-6-2011, TTCT trò chuyện với tổng biên tập báo Thụy Điển Nerikes Allehanda Ulf Johansson sau chuyến thăm và làm việc của ông tại TP.HCM. Tại tòa soạn báo Nerikes Allehanda - Ảnh: Đỗ Hùng* Nghề báo hiện nay đã thay đổi ra sao kể từ khi ông bắt đầu sự nghiệp cách nay 30 năm?- Rất nhiều khác biệt. Ngày nay liên lạc với khắp thế giới qua Internet rất dễ và rất nhanh. 20 năm trước, chúng tôi đưa tin từ Bangkok phải chờ nhiều giờ trong văn phòng AP để gửi ảnh về Thụy Điển. Nhưng ngày nay, không gian ảo cũng là nơi chứa rất nhiều tin có thật, lời đồn đãi, sự dối trá và là phóng viên, chúng ta phải làm việc cật lực hơn để xác minh và kiểm chứng các nguồn tin.Tình hình ngày nay khiến chúng ta phải phát triển báo in, Internet và mobile cùng lúc. Nếu thành công, chúng ta có thể tạo ra nền báo chí có chất lượng, nhưng sẽ thật sự là thách thức. Tôi là người lạc quan, tôi tin báo in sẽ vẫn có tương lai, nhưng không phải mang tính áp đảo như trước nữa.Kinh tế suy thoái khiến các tờ báo lớn trên thế giới đều cắt giảm các văn phòng quốc tế và phụ thuộc nhiều vào các hãng tin quốc tế - những nơi cũng đang thu hẹp nhân sự. Ngoài ra, sự sáp nhập các cơ quan truyền thông khiến chúng ta thấy sự biến mất của nhiều tiếng nói có ảnh hưởng. Điều này tác động tới sự đa dạng về tiếng nói trong xã hội, đây là vấn đề lớn ngày nay. Một mặt, chúng ta thường chỉ có một nguồn từ những tin lớn trên thế giới, đặc biệt từ những vùng xung đột. Mặt khác, chúng ta lại có các nguồn mới từ các blogger đưa tin. Cả hai lĩnh vực chúng ta đều gặp vấn đề trong việc kiểm tra tính xác thực của các nguồn tin.Vấn đề lớn nhất hiện nay là đưa tin ngay lập tức. Cạnh tranh căng thẳng tới mức hầu hết các sự kiện lớn đều được truyền trực tiếp nên khó kiểm định thông tin. Tôi cho rằng các phóng viên đang cố gắng chạy nhanh nhất có thể. Chúng ta sẽ còn chứng kiến nhiều vụ phải đính chính thông tin tương tự như chuyện các hãng tin phải vài lần đính chính sau vụ Osama bin Laden bị giết chết ở Pakistan do dựa vào thông báo của Chính phủ Mỹ...Báo chí có vai trò quan trọng trong việc kết nối mọi người, cung cấp không gian cho sự thảo luận mọi vấn đề. Nếu chúng ta có thể kết hợp việc làm báo chuyên nghiệp với phân tích chuyên sâu, cộng thêm tạo thành mạng lưới với độc giả, thì chúng ta có điều mà các mạng xã hội hiện nay chưa có, ít nhất là thời điểm này.Ông Ulf Johansson trong chuyến làm việc tại TP.HCM - Ảnh: Minh ĐứcUlf Johansson được nhắc tới nhiều trên truyền thông thế giới sau khi tờ báo Nerikes Allehanda (NA) của ông đăng một trong những bức biếm họa hình ảnh nhà tiên tri Mohammed của họa sĩ Lars Vilks vào ngày 18-8-2007, để minh họa cho một bài báo về sự kiểm duyệt, bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo của người Hồi giáo.Bức biếm họa trên NA đã khiến cộng đồng Hồi giáo ở Thụy Điển phản đối và một số chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế chính thức lên tiếng.Cảnh sát phải tăng cường bảo vệ an ninh ở tòa soạn tờ NA khi các nhân viên, trong đó có ông Ulf, bị đe dọa đến tính mạng. Ngày 15-9-2007, có tin tổ chức quốc gia Hồi giáo Iraq đã treo thưởng ít nhất 100.000 USD cho đầu của Lars Vilks và 50.000 USD cho đầu của Ulf, tổng biên tập tờ NA. (Theo AP, thelocal.se, NA.se)* Báo chí điều tra đang bị mất đi do kinh tế suy thoái, các cơ quan không đủ tiền chi trả cho các loạt bài đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và công sức. Người ta quan tâm tới “cái gì mới”, thay vì có những bài phân tích sâu sắc “dạng thức ăn bổ dưỡng” cho trí não. Ở Thụy Điển, tình hình thế nào, thưa ông?- Kinh tế suy thoái đang ảnh hưởng tới rất nhiều tổ chức. Và ở Thụy Điển, các tổ chức báo chí coi thể loại điều tra là vũ khí tối thượng để cạnh tranh nhau. Có thể công chúng sẽ không chú ý tới truyền thông chính thống nữa, nhưng báo chí có chất lượng thật sự sẽ luôn có giá trị. Nhìn chung, tôi cho rằng báo chí điều tra vẫn đang có vị trí rất quan trọng ở Thụy Điển nhưng khó mà đoán định tương lai.Trong trường hợp xấu nhất, chúng tôi có thể không đủ tiền để đầu tư cho loại hình này, nhưng nếu chúng tôi thành công, đó sẽ là cách để giữ được chất lượng báo chí và khiến người đọc bỏ tiền mua báo.* Các tờ báo mang tính nghiêm túc hay mạnh về các phân tích chuyên sâu đang thật sự gặp khó khăn do lượng độc giả giảm. Nhiều tờ báo phải “hạ bớt tính sâu sắc” bằng việc “lá cải hóa” để đáp ứng nhu cầu của số đông. Là người đứng đầu tờ báo uy tín ở Thụy Điển, ông nghĩ thế nào về tình trạng kiểu như vậy?- Đúng là có lượng độc giả thích xem những tin giật gân, lá cải, không chỉ trên Internet. Nhưng bạn cũng có thể lập luận rằng những tờ báo nghiêm túc thật sự không bao giờ tệ như những ấn bản tệ nhất. Tức là họ không bao giờ đặt mình vào vị trí phải cạnh tranh với những ấn bản đó. Do vậy, tôi nghĩ chúng ta luôn phải cố gắng cạnh tranh bằng báo chí chất lượng thật sự. Bạn có thể lo lắng về xu hướng đọc của thế hệ trẻ. Nhưng tôi vẫn hi vọng ngay cả họ cũng thích đọc những gì là sự thật và nghiêm túc.Tôi vẫn cho rằng lợi thế cạnh tranh chính của báo chí chính là kỹ năng làm báo chuyên sâu. Chúng ta vừa phải nhanh nhưng cũng cẩn phải giải thích cho độc giả hiểu về câu chuyện. Trong báo chí chất lượng, độc giả phải tìm ra được kiến thức thật sự.Sự ra đời và tồn tại của những “tiếng nói thay thế” - các cơ quan truyền thông độc lập có sự ảnh hưởng ngày càng lớn trên thế giới như OhMyNews, NowPublic, IndyMedia - có tác động nhất định tới báo chí hiện nay. Tôi nghĩ tất cả các tổ chức truyền thông phải hoạt động để có được độc giả như cách mà các cơ quan này đang làm. Họ vừa cạnh tranh vừa là bạn với mạng lưới hoạt động toàn cầu, có thể đưa ra những bản tin ảnh hưởng hơn cả những bản tin của các cơ quan truyền thông lớn.* Vậy thưa ông, đâu là thách thức trước mắt với báo chí?- Tôi nghĩ chỉ có giữ được các tiêu chuẩn của nghề nghiệp mới là cách duy nhất trong thời gian ngắn tới giúp báo chí “thắng” được truyền thông mới. Các tiêu chuẩn đạo đức là sự khác biệt giữa báo chí chuyên nghiệp và tất cả các nguồn tin khác trên Internet. Sẽ rất quan trọng để duy trì sự khác biệt đó nếu báo chí muốn tồn tại. Nhưng rất khó để phỏng đoán điều gì sẽ diễn ra trong 15-20 năm tới.Tôi nghĩ mọi trường báo chí đều phải hiện đại hóa chương trình giảng dạy của mình, tập trung nhiều hơn vào các nguồn tin mới trên mạng và giúp sinh viên có được tầm nhìn toàn cầu, vì rõ ràng hiện nay các sự kiện quốc tế đã ảnh hưởng tới địa phương rất lớn.* Theo một nghiên cứu, hơn 50% dân số thế giới hiện nay là dưới 30 tuổi, và 96% trong số họ đã tham gia mạng xã hội. Thực tế này sẽ định hình báo chí trong tương lai ra sao?- Chúng ta chắc chắn phải thành thạo về các mạng xã hội. Chúng ta có thể tìm thấy tin tức, ý kiến, và nhiều tài liệu khác trên các mạng xã hội - vốn đã trở thành nguồn thông tin trong số nhiều nguồn thông tin khác mà chúng ta có. Ngoài ra, đó cũng là cách để chúng ta kết nối với độc giả.Đến nay chúng ta mới đang ở giai đoạn đầu của việc tìm ra những cách thức mới để có thể liên lạc với độc giả. Nhưng còn quá sớm để nói rằng chúng ta sẽ đi về đâu trên con đường đó, dù đây là quá trình phát triển thật sự mới mẻ và đáng phấn khích. Hi vọng chúng ta sẽ tìm ra những cách để phát triển báo chí thông qua các mạng xã hội mới.* Ông có thể nói gì về sự cố xảy ra sau vụ tờ báo ông đăng biếm họa của họa sĩ Lars Vilks?- Tất nhiên điều này đã khiến cuộc sống tôi thay đổi rất nhiều. Nhưng tôi cũng thấy rất thú vị khi chứng kiến sức mạnh của tin tức. Nó chỉ bắt đầu như một câu chuyện mang tính địa phương ở một thành phố nhỏ của Thụy Điển rồi nhanh chóng dẫn tới các cuộc biểu tình ở Iran, Pakistan...Khi tổng thống Iran ra tuyên bố chính thức thì ngay sau đó tôi bị đe dọa tính mạng. Bây giờ mọi người vẫn nhắc tới chuyện đó khi nói về tôi và tờ báo của tôi. Tôi nhận được nhiều lời mời đi nói chuyện. Tôi ngạc nhiên là câu chuyện này vẫn khiến nhiều người quan tâm.* Xin cảm ơn ông. Tags: Nghề báoBáo chí chất lượngUlf JohanssonBiếm họa hình ảnh nhà tiên tri MohammedBáo chí điều tra
Tin tức sáng 26-11: Quốc hội xem xét thông qua Luật Thuế VAT; Ngành nào đang cần nhiều lao động? TUỔI TRẺ ONLINE 26/11/2024 Tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét sửa Luật Thuế VAT; Số người thất nghiệp cả nước đang giảm nhưng ngành nghề nào cần nhiều lao động nhất?
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Ông Trump muốn 'kinh tế hóa' Ukraine LỤC MINH TUẤN 26/11/2024 Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang lần lượt tung ra nhiều phương án nhằm thăm dò phản ứng của tất cả các bên cho kế hoạch hòa bình Ukraine sắp tới.
Dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh đại học: Nhiều trường kêu khó TRẦN HUỲNH 26/11/2024 Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non với nhiều điểm mới.