Người dân quận Thanh Xuân, Hà Nội tại điểm lấy mẫu do Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia thực hiện. Trong ngày 2-9, viện đã lấy 10.000 mẫu tại Thanh Xuân - Ảnh: Q.T.
Tính từ 17h ngày 1-9 đến 17h ngày 2-9, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.197 ca nhiễm mới, trong đó 11 ca nhập cảnh và 13.186 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (5.963), Bình Dương (4.504), Đồng Nai (803), Long An (583), Tiền Giang (290), Kiên Giang (122), Đồng Tháp (102),
Bình Phước (70), Nghệ An (66), Tây Ninh (62), Khánh Hòa (58), Bà Rịa - Vũng Tàu (57), Quảng Bình (56), An Giang (51), Thanh Hóa (50), Hà Nội (48), Đà Nẵng (42), Cần Thơ (42), Bình Thuận (34), Đắk Lắk (34), Thừa Thiên Huế (25), Bình Định (20),
Quảng Ngãi (19), Sóc Trăng (13), Cà Mau (11), Bạc Liêu (8), Bến Tre (8), Trà Vinh (7), Lạng Sơn (6), Phú Yên (6), Vĩnh Long (5), Quảng Nam (4), Đắk Nông (4), Bắc Ninh (3), Bắc Giang (3), Ninh Thuận (2), Nam Định (2), Hậu Giang (2), Thái Bình (1), trong đó có 7.255 ca trong cộng đồng
Trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.757 ca. Tại TP.HCM tăng 595 ca, Bình Dương tăng 1.064 ca, Đồng Nai tăng 44 ca, Long An giảm 11 ca, Tiền Giang tăng 96 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 486.727 ca nhiễm, đứng thứ 55/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 482.497 ca, trong đó có 256.550 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.
Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (232.585), Bình Dương (122.732), Đồng Nai (25.328), Long An (23.221), Tiền Giang (10.136).
Số bệnh nhân khỏi bệnh trong ngày là 10.602. Tổng số ca được điều trị khỏi đến nay là 259.324. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.443 ca, trong đó:
- Thở oxy qua mặt nạ: 4.145;
- Thở oxy dòng cao HFNC: 1.238;
- Thở máy không xâm lấn: 176;
- Thở máy xâm lấn: 858;
- ECMO: 26.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Số ca tử vong giảm mạnh
Do nhầm lẫn trong quá trình nhập dữ liệu của Bệnh viện dã chiến Phú Thọ (bệnh nhân quê ở Lào Cai và tử vong do tai nạn giao thông tại Phú Thọ), nên Tiểu ban điều trị xin đính chính Lào Cai không có ca tử vong do COVID-19 vào ngày 1-9.
Trong ngày, trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 271 ca tử vong tại TP.HCM (197), Bình Dương (34), Đồng Nai (8), Tiền Giang (7), Đồng Tháp (6), Đà Nẵng (4), Trà Vinh (3), Nghệ An (2), Hà Nội (1), An Giang (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bến Tre (1), Bình Định (1), Bình Thuận (1), Đắk Lắk (1), Khánh Hòa (1), Kiên Giang (1), Thừa Thiên Huế (1).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 12.138 ca, chiếm tỉ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỉ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%). Đáng chú ý, ngày 2-9 là ngày có số ca tử vong giảm mạnh so với nhiều ngày, đặc biệt là tại TP.HCM số tử vong xuống dưới 200 ca.
Trong ngày 1-9 có 302.074 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 20.542.325 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.660.772 liều, tiêm mũi 2 là 2.881.553 liều.
Bộ Y tế giao Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức khẩn trương triển khai kế hoạch thành lập Trung tâm hồi sức tích cực quốc gia đặt tại cơ sở 2 trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Bộ Y tế ban hành công văn số 7278/BYT-TB-CT ngày 1-9 gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc phối hợp đảm bảo các điều kiện vận chuyển, cung ứng trang thiết bị y tế và oxy y tế phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19.
TP.HCM tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh cho tất cả người dân ở khu vực "vùng đỏ" và "vùng cam". Khu vực "vùng xanh" và "vùng vàng" sẽ làm xét nghiệm RT-PCR với mẫu gộp 5 cho "vùng vàng" và mẫu gộp 10 cho "vùng xanh". Tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho đội ngũ shipper miễn phí từ 5h - 6h tại địa phương.
Hà Nội: Tối 1-9, quận Thanh Xuân, Hà Nội bắt đầu di dời 150 người dân đầu tiên trong ổ dịch phường Thanh Xuân Trung đến khu ký túc xá của Đại học FPT (Khu công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất).
Trong các ngày 2 và 3-9, quận tiếp tục di dời những người dân còn lại đến vùng an toàn theo phương án. Đây là khu vực dịch nóng nhất của Hà Nội thời gian gần đây.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận