TTCT - Trước khi xuất hiện câu chuyện kỳ diệu của Christian Eriksen, người hâm mộ bóng đá khó thể tưởng tượng việc một cầu thủ ngôi sao có thể tỏa sáng ở Premier League, nhưng lại không đủ điều kiện thi đấu trên đất Ý hay Tây Ban Nha. Gần một năm trước, cả làng bóng đá đã cùng cầu nguyện cho Eriksen khi anh bị đột quỵ trong trận đấu giữa Đan Mạch và Phần Lan ở Euro 2020. Eriksen (phải) giờ đây đang chơi bóng ở giải đấu khắc nghiệt nhất hành tinh. Ảnh: AFPVượt qua nỗi sợ tim mạchCó cả một danh sách dài những cầu thủ chuyên nghiệp qua đời trong lúc đang thi đấu, và các nguyên nhân tim mạch chiếm tỉ lệ cực lớn. Thống kê cho thấy từ đầu năm 2021 đến nay đã có 23 cầu thủ qua đời trên sân bóng, 21 trong số đó là sau một cơn đột quỵ do đau tim. Vì vậy khi chứng kiến khoảnh khắc đầy ám ảnh của Eriksen tại một đấu trường đỉnh cao như Euro, không ít người lo lắng sự nghiệp của anh coi như đã chấm dứt. Nhưng rồi chỉ nửa năm sau, Eriksen chính thức trở lại sân cỏ, trong màu áo CLB Brentford ở Premier League. Anh chơi cho Brentford 3 trận trong giai đoạn giữa tháng 2 đến tháng 3, rồi được gọi trở lại tuyển Đan Mạch trong lượt trận giao hữu quốc tế hai tuần trước. Và những gì tiền vệ 30 tuổi này làm được sau đó khiến cả làng bóng đá phải ngả mũ. Anh liên tiếp ghi bàn vào lưới Hà Lan, Serbia rồi sau đó là màn trình diễn đầy ấn tượng (với 1 bàn thắng) giúp Brentford đè bẹp Chelsea 4-1. Chỉ trong vòng một tháng rưỡi từ ngày trở lại, Eriksen đã ghi 3 bàn và có 1 đường kiến tạo trong 6 trận đấu. Đó là cường độ thi đấu không thua gì những ngôi sao hàng đầu.Đằng sau màn trở lại xuất sắc của Eriksen là những tiến bộ công nghệ vượt bậc. Eriksen được đặt máy khử rung tim (ICD) trong lồng ngực - một thiết bị nhỏ nhằm mục đích tái lập nhịp tim bình thường, giảm nguy cơ tử vong nếu tâm thất xuất hiện nhịp rối loạn. Vấn đề là không phải giải đấu nào cũng chấp nhận ICD. Serie A kiên quyết nói không với phương thức công nghệ này. La Liga cũng vậy.Ignacio Fernandez Lozano, một bác sĩ nổi tiếng ở Bệnh viện Madrid, khẳng định Eriksen “sẽ không được bất kỳ một bác sĩ nào ở Tây Ban Nha bật đèn xanh cho việc chơi bóng trở lại”. Vì vậy, tiền vệ người Đan Mạch phải rời CLB Inter Milan để đến Brentford - một đội dưới tầm so với tên tuổi của anh. Nhưng dẫu sao ở Brentford, Eriksen vẫn được chơi bóng ở đẳng cấp cao nhất.Làng bóng đá đỉnh cao mâu thuẫn nhau về việc sử dụng ICD là điều dễ hiểu. Cách đây không lâu, hậu vệ người Hà Lan Daley Blind cũng gặp sự cố ngưng tim dù đang đeo ICD trong người khi thi đấu một trận giao hữu cho Ajax. Giới chuyên gia cũng chưa thể khẳng định chắc chắn rằng sự cố tương tự sẽ không lặp lại với những người như Blind và Eriksen.Nhưng dù sao, ICD đã mở ra một kỷ nguyên mới cho những cầu thủ có vấn đề về tim mạch. Khoảng 10 năm trước, những người như Eriksen hay Blind vô phương trở lại thi đấu đỉnh cao. Nhưng ngày nay, sự phát triển của y học và công nghệ giúp các cầu thủ không may trải qua những thương tổn nặng ngày càng có nhiều cơ hội tiếp tục sự nghiệp.Còn những “đồ chơi” nào khác?Ngoài ICD, các VĐV thể thao ngày nay được phép ra sân với không ít món “đồ chơi” công nghệ nhằm bảo vệ sức khỏe. Phổ biến nhất có lẽ là miếng độn nướu thông minh, thường được gọi là IMM. Người hâm mộ thể thao từ lâu đã không xa lạ với hình ảnh VĐV các môn thể thao chịu va chạm mạnh như quyền anh hay bóng bầu dục mang miếng độn nướu, nhằm bảo vệ răng lợi.Cũng giống như những chiếc điện thoại thông minh, khi chức năng nghe gọi cơ bản dần trở thành yếu tố phụ, khoa học công nghệ đã cải tiến chức năng những miếng độn nướu lên một tầm cao mới. Ngày nay, IMM có gắn bộ phận cảm biến nhằm đo lường chấn động dẫn đến não bộ của VĐV khi bị va chạm.Dữ liệu về tổn thương não bộ được chuyển tiếp qua bluetooth và các nhân viên đo đạc bên ngoài sân đấu có thể theo dõi và phát hiện ngay lập tức khi VĐV gặp nguy hiểm. Ra đời từ khoảng năm 2015, IMM ngay lập tức tạo ra bước ngoặt cho các môn thể thao đấu võ đài. Không phải tay đấm nào cũng cần dùng IMM, nhưng đặc biệt những võ sĩ từng bị chấn thương não buộc phải mang IMM để giảm thiểu nguy cơ.Tương tự IMM, miếng lót giày thông minh ra đời trong khoảng thời gian 2014-2015 và cũng có cơ chế hoạt động dựa trên bộ cảm biến sinh học, được gắn ngay dưới lòng bàn chân VĐV. Miếng lót nhỏ bé này sử dụng 32 thiết bị cảm biến để thu thập dữ liệu về nhịp chạy, độ dài bước, bước chân, hướng đi và thăng bằng của VĐV để tạo nên kỹ thuật chạy hoàn chỉnh cho họ. Các bộ phận cảm biến nhạy đến mức có thể đọc dữ liệu 1.000 lần mỗi giây và đưa ra phân tích chi tiết nhất về những tổn thương VĐV phải chịu khi chạy sai tư thế.Sự cải thiện của công nghệ hồi phục còn giúp VĐV dễ bình phục hơn sau những chấn thương nặng. Những năm gần đây, lĩnh vực này liên tục được cập nhật và cải tiến, như liệu pháp thủy sinh, hay kết hợp với mô hình kỹ thuật số... Trước đây, VĐV luôn phải đến phòng tập vật lý trị liệu truyền thống để được bác sĩ theo dõi. Thi thoảng khi họ tự tập luyện mà chưa tham khảo ý kiến chuyên gia, nguy cơ tái phát chấn thương sẽ lập tức xuất hiện. Còn các VĐV đỉnh cao ngày nay có thể thoải mái tập tại nhà và theo dõi tiến trình hồi phục chấn thương qua dữ liệu thời gian thực ngay trên điện thoại, để không đi chệch đường ray so với khuyến cáo của bác sĩ.Thế giới thể thao đỉnh cao ngày càng trở nên khó tin hơn, vì những “bàn thắng” mới của công nghệ y sinh. ■ACL không còn là ác mộngChấn thương đứt dây chằng chéo trước (ACL) luôn là nỗi ám ảnh cực độ với các VĐV, đặc biệt là các môn thể thao đối kháng như bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục... “Dính ACL xem như đánh mất sự nghiệp” từng là câu cửa miệng trong giới thể thao, để nhắc nhở VĐV cẩn thận trước nguy cơ chấn thương đáng sợ này.Nhưng tiến bộ của kỹ thuật nội soi khớp và phẫu thuật trong khoảng 10 năm trở lại đây đã dần xóa đi nỗi ám ảnh chấn thương đứt dây chằng chéo trước. Một khảo sát của Giải vô địch bóng chày Mỹ (MLB) cho thấy có đến 9/10 VĐV ngày nay có thể trở lại thi đấu sau khi dính ACL. Một khảo sát khác ở môn bóng bầu dục cho thấy tỉ lệ trở lại sau khi bị chấn thương dây chằng chéo trước đã tăng từ 80% của thập niên trước lên 92% trong vài năm gần đây.Không có khảo sát tương tự cho môn bóng đá. Nhưng làng bóng đá đỉnh cao đã chứng kiến màn trở lại thần kỳ của trung vệ đang khoác áo Liverpool, Virgil Van Dijk sau khi anh bị đứt dây chằng chéo trước vào tháng 10-2020. Trung vệ người Hà Lan trải qua ca phẫu thuật thành công và mất khoảng nửa năm hồi phục để tập luyện trở lại với đội bóng. Khi ra sân trở lại vào mùa giải này, Van Dijk cho thấy mình vẫn xứng đáng là trung vệ xuất sắc nhất thế giới hiện tại.Bên cạnh sự phát triển của y học, độ chuyên nghiệp của cầu thủ ngày nay cũng giúp họ hồi phục tốt hơn. Van Dijk lý ra đã có thể thi đấu tại VCK Euro 2020 hồi tháng 6-2021, nhưng anh đã nghe theo lời khuyên của bác sĩ và hoãn thời điểm trở lại một tháng. Tags: Tim mạchChristian EriksenY sinhCông nghệ y sinh
Cuộc 'lột xác' ngoạn mục bờ Thủ Thiêm sông Sài Gòn chỉ sau một năm LÊ PHAN 26/01/2025 Chỉ hơn một năm trước, đôi bờ sông Sài Gòn qua trung tâm TP.HCM vẫn còn bên hiện đại, bên bờ lau lách mà giờ đây hoa đã nở, đèn rực sáng, nhạc đã hòa ca đón xuân về.
Elon Musk sẽ phá vỡ quy tắc vàng khi mua Liverpool thay vì Manchester United QUỐC THẮNG 26/01/2025 Tỷ phú công nghệ Elon Musk sẽ phá vỡ nguyên tắc vàng nếu ông quyết định mua CLB Liverpool thay vì Manchester United.
VietinBank rao bán những khoản nợ xấu 'lạ lùng' BÌNH KHÁNH 26/01/2025 Cuối năm, VietinBank bỗng rao bán nhiều khoản nợ “lạ”. Một khách hàng của VietinBank vay tiêu dùng với giá trị ghi nợ gồm cả gốc, lãi, lãi phạt hơn 260.000 đồng nhưng không thanh toán, để trở thành nợ xấu.
Vụ nam thanh niên hít xà đơn trên metro số 1: Công ty Đường sắt đô thị đề nghị công an vào cuộc CHÂU TUẤN 26/01/2025 Những ngày qua mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nam thanh niên hít xà đơn phản cảm trên chuyến tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ngày 26-1, công ty vận hành đề nghị công an vào cuộc.