Nhiều "nam thanh, nữ tú" leo rào vào công viên nước |
Ở đây, quan điểm cá nhân tôi khuyến khích những sự kiện như trên từ các đơn vị doanh nghiệp. Về nhu cầu doanh nghiệp và lợi ích cộng đồng, những sự kiện trên không có gì đáng lên án.
Những người tham gia sự kiện ấy càng không đáng bị lên án hay “ném đá” nếu như họ không vi phạm những quy chuẩn chung về không gian đô thị.
Trong đó, cái gốc của vấn đề nhìn ra lại nằm ở chuyện giáo dục của các bộ phận thị dân nơi đô thị hiện nay.
Cá nhân của người dân đô thị cần nhận thức đâu là không gian của mình, đâu là không gian chung để hành xử đúng mực.
Ví dụ như chuyện anh vào quán cà phê, không gian của anh là góc bàn nơi anh ngồi thì anh không nên nói chuyện quá lớn ảnh hưởng đến người xung quanh.
Còn khi anh đến một lễ hội quá đông, anh phải nhận thức được khi mình hòa vào đám đông ấy thì không gian để vui chơi cho mình còn hay không.
Đừng để chỉ vì một lần đi cho biết mà khiến cuộc vui thành cuốn phim kinh dị vì bị giẫm đạp, chen lấn.
Đây chính là bản lĩnh trước đám đông vì nếu chính bạn không tự bảo vệ mình thì sẽ không ai bảo vệ được bạn cả.
Tâm lý người trẻ rất đơn thuần đó là vui cái đã. Nên việc họ bất chấp và dường như không tin tưởng lực lượng bảo vệ khi được thông báo đã hết chỗ một phần cũng vì tâm lý “vui là trên hết” dẫn dắt. Sau cuộc vui, người trẻ có người nhìn ra, có người không.
Nhưng tất nhiên ai cũng nhìn họ dưới góc độ những người thiếu văn minh.
Đó là cái giá bản thân họ phải tự nhận lãnh vì chính họ đã không bản lĩnh tự bảo vệ mình trước.
Ở vị trí một người dân, theo tôi, khi đến một đám đông, tốt nhất chính bản thân người tham gia phải luôn nhận thức được “đám đông nào cũng có vấn đề” và tỉnh táo.
Một khi tham gia cuộc chơi mà anh không làm chủ được mình thì hậu quả trước mắt chính anh tự nhận lấy chứ không thể trông chờ ai khác bảo vệ khi ngay bản thân anh đã vượt rào “phá luật”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận