Khoảng 14 giờ 45 phút ngày 24-2, tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), xe ô tô loại 7 chỗ ngồi do một tài xế (chưa rõ tên) lái trong tình trạng say xỉn đã gây tai nạn với một xe khách loại 16 chỗ. Những người chứng kiến vụ việc cho biết tài xế này điều khiển xe chạy lảo đảo trên đường và thò đầu ra cửa xe nôn mửa liên tục. |
Bạn đọc Hà Linh (halinh8877@...) bình luận: Rượu bia, say xỉn, phê, đói thuốc, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ là nguyên nhân chính gây ra tai nạn xe điên. Do vậy cứ thu bằng lái vĩnh viễn, có say xỉn cũng chẳng sao vì không bao giờ được lái xe nữa thì cũng không bao giờ gây ra tai nạn nữa. Nếu tịch thu xe thì họ sẽ mua xe khác, mượn xe, thuê xe lại gây tai nạn vì vẫn còn bằng lái, vẫn còn cơ hội lái xe.
Xe ô tô mang biển số xanh thì sao? Chẳng lẽ Nhà nước mất xe à? |
Bạn đọc Tài (binhthang58@...) nêu câu hỏi: Thử hỏi nếu tài sản của cả một gia đình cùng góp vào mua một chiếc xe để kinh doanh, làm ăn, và thu nhập có được là để nuôi sống cả nhà, nhưng lỡ có người trong gia đình lái xe đi uống rượu liệu có tịch thu được không? Hay lúc đó lại nảy sinh tranh chấp, khiếu kiện lung tung vì tài sản này thuộc về nhiều người chứ đâu phải tài sản riêng của người vi phạm đâu mà tước đoạt quyền lợi của họ một cách vô cớ vậy?
Bạn đọc Ho Dac Tri (dactri_68@...) nhận xét: Theo tôi, người điều khiển phương tiện vi phạm có nồng độ cồn cao thì xử phạt thật nặng và tước giấy phép lái xe vĩnh viễn. Nếu phương tiện của người cho mượn hoặc cho thuê thì sao tịch thu tài sản này, cũng oan cho chủ phương tiện đó.
Về luận điểm này, bạn đọc Nguyễn Hà (hahong_nguyen@...) phản biện: Luật đã qui định uống rượu bia điều khiển xe là vi phạm. Vậy nếu anh thuê xe mà vi phạm thì xe bị tịch thu. Việc còn lại, anh và chủ xe phải thỏa thuận với nhau. Còn các chỗ thuê xe thì phải qui định vào điều kiện cho thuê. Tính mạng người dân là trên hết. Các ý kiến quan ngại nên suy nghĩ về các trường hợp tai nạn đau lòng nhan nhản hằng ngày do bia rượu mà ra.
Hiểm hoạ những tài xế ô tô say rượu - nguồn: Truyền hình Tuổi Trẻ |
Bạn đọc Nhan (...menyeu14@...) nêu giải pháp: Tại sao phải thu xe? Cứ phạt một số tiền bằng giá trị xe lúc gây tai nạn, và giữ xe đến khi nào có đủ tiền trả phạt đủ thì mới được lấy xe về. Trong thời gian chưa nộp phạt đủ, xe bị giữ ở bãi giữ xe của cảnh sát thì mỗi ngày chủ xe cũng phải đóng tiền chỗ đậu xe như bình thường. Sau thời hạn (có thể là 6 tháng hay 1 năm) nếu không đóng phạt để lấy xe thì xe sẽ được bán đấu giá, lấy tiền đó chi vào các việc như tuyên truyền về an toàn giao thông, xây dựng, tu sửa đường xá. Còn người gây tai nạn thì nên bị tước bằng lái xe vĩnh viễn, bắt buộc học lại.
Đề xuất này là một biện pháp ngăn chặn TNGT hữu hiệu Tịch thu là đúng, chủ xe giao xe cho tài xế lái mà không kiểm soát thì bị tịch thu là rất đúng, thể hiện chủ xe phải có trách nhiệm quản lý tài xế của mình. Nhiều người cứ biện minh rằng: đám cưới, tiệc tùng thì uống chút bia.... Nếu như họ uống bia trong tầm kiểm soát thì cũng đâu có vượt chỉ tiêu nồng độ cồn trong hơi thở đâu mà sợ. Tuy nhiên tôi vẫn còn 1 chút băn khoăn: Nếu như công chức - viên chức lái xe của cơ quan đi vui chơi và nhậu, gây ra TNGT thì xe của Nhà nước lại bị tịch thu bởi Nhà nước....là chưa thỏa đáng. |
Bạn đọc NMD (dien1574@...) phân tích và nêu một giải pháp khác: Trước tiên tôi rất đồng tình với những biện pháp ngăn chặn tai nạn giao thông. Nhưng khi xử lý vi phạm an toàn giao thông, ta đặt vấn đề là xử lý vi phạm của người tham gia giao thông chứ không phải xử lý phương tiện tham gia giao thông. do đó, tịch thu phương tiện tham gia giao thông là không đúng đối tượng vì:
1/ Chưa thoả đáng về quyền sở hữu tài sản
2/ Xét về điều kiện tham gia giao thông: Xe ô tô, xe máy đã được đăng kiểm chất lượng có nghĩa là đảm bảo điều kiện tham gia giao thông, không vi phạm gì
3/ Phương tiện là vật vô tri vô giác, chỉ có người điều khiển nó mới có đủ hành vi theo quy định của pháp luật. Do vậy, chỉ có thể xử lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.
Ngoài ra tôi có ý tưởng để ngăn ngừa phần nào người tham gia giao thông có sử dụng nồng độ cồn quá mức cho phép, là: Khi đăng ký kinh doanh dịch vụ nhà hàng, quá bar thì phải có điều kiện là nhà hàng có trách nhiệm đưa khách đã sử dụng chất có cồn tại nhà hàng về đến nơi nghỉ của khách (chi phí đã tính trong tiền bán hàng - không thu thêm khi đưa khách về). Nếu để khách tự về mà xảy ra tai nạn thì chủ nhà hàng phải liên đới chịu trách nhiệm như người gây ra tai nạn.
Thăm dò trên TTO tính đến 12g50 ngày 6-3. Bạn đọc có thể tham gia thăm dò này ở phía cuối bài. |
Bên cạnh đó, đáng chú ý là loạt ý kiến sợ việc này lại nảy sinh thêm tiêu cực.
Bạn đọc VoThang viết: Theo tôi nên phạt tù hoặc tiền tài xế ma men chứ tịch thu xe ở trường hợp tài xế chạy thuê hoặc mượn xe thì không ổn lắm. Nếu tịch thu xe chắc chắn sẽ có xảy ra tiêu cực.
Bạn đọc Lê Tuấn cùng chung suy nghĩ: Tịch thu xe chỉ làm giàu cho cảnh sát giao thông, vì họ sẽ "cưa đôi, cưa ba" giống như tình trạng đang diễn ra phổ biến lâu nay: cảnh sát giao thông chia đôi tiền phạt với tài xế.
Bạn đọc Lai Phuc (phuclaimeocon@...) nêu lại câu chuyện của việc thực thi pháp luật: Luật hiện giờ không phải là vô giá trị. Hãy cứ làm thật nghiêm, đúng người, đúng tội cũng đã đỡ tai nạn giao thông. Vấn đề hiện tại không phải là mạnh hay nhẹ mà là người thi hành công vụ hãy nghiêm chỉnh thực hiện.
Bạn đọc Chien viết: Tăng hình thức chế tài để quản lý xã hội là điều nên làm, nhưng mặt trái của các chế tài thì cũng phải tính đến, trước đây chúng ta tăng chế tài nhiều trong lĩnh vực giao thông rồi nhưng có hạn chế được đâu? Một thời gian sau lại tăng tiếp. Có khi nào Bộ GTVT nghiên cứu xem việc tăng chế tài có đủ sức răn đe đối với người tham gia giao thông không?
[poll width="400px" height="174px"]125[/poll]
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận