TTCT - Tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng thêm một cấp với việc miền Bắc phóng thành công vệ tinh do thám. Vệ tinh này được cho là đủ sức do thám từ tổng hành dinh hải quân Mỹ ở San Diego, căn cứ không quân Kadena ở Okinawa, tới căn cứ Guam, kênh đào Suez, và nhất là Nhà Trắng và Lầu Năm Góc. Một sự đe dọa được "biểu diễn" giữa thanh thiên bạch nhật. Tên lửa Chollima-1 mang vệ tinh trinh sát Malligyong-1 vào quỹ đạo ngày 21-11, theo hãng tin Triều Tiên KCNA. Ảnh: KCNABản tin hôm 30-11 của Thông tấn xã KCNA của Triều Tiên long trọng thông báo vào ngày 29-11, Trung tâm Kiểm soát tổng hợp Bình Nhưỡng của Cơ quan Công nghệ hàng không vũ trụ quốc gia (NATA) đã trình lên đồng chí lãnh tụ Kim Jong Un báo cáo về các bức ảnh vệ tinh được vệ tinh trinh sát chụp, đã qua tinh chỉnh. Được biết, vệ tinh này đã được phóng thành công hôm 21-11 trước đó, theo thông báo từ NATA.Miền Bắc dẫn trước, miền Nam đuổi theoNgày 22-11, Triều Tiên tiếp tục tuyên bố chấm dứt Thỏa thuận Quân sự toàn diện liên Triều (CMA) năm 2018 với Hàn Quốc và loan báo ý định nối lại mọi hoạt động quân sự ở khu vực biên giới. Tất nhiên, Hàn Quốc phản ứng "ăn miếng trả miếng", nhất là khi trong các mục tiêu được vệ tinh chụp ảnh, có cả các căn cứ quân sự của Hàn Quốc, như ở Busan. Triều Tiên loan báo phóng vệ tinh do thám, Hàn Quốc đáp trả bằng tuyên bố ngưng một phần CMA 2018, cụ thể là nối lại các hoạt động giám sát xung quanh biên giới liên Triều để đối phó với việc Triều Tiên phóng vệ tinh bất hợp pháp, vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Hàn Quốc vừa tuyên bố ngưng một phần CMA, thì Triều Tiên tuyên bố ngưng luôn CMA. Bộ Quốc phòng Triều Tiên cũng cáo buộc Hàn Quốc phải chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm thỏa thuận lâu dài, đồng thời cảnh báo bất kỳ cuộc chiến tranh bùng nổ nào sau đó sẽ là do Hàn Quốc.Không chỉ đình chỉ một phần CMA, Hàn Quốc còn đáp trả bằng cách phóng một vệ tinh do thám từ căn cứ không gian Vandenberg của Mỹ ở California bằng một tên lửa Falcon 9, cũng của Mỹ. Cuộc chạy đua phóng vệ tinh dọ thám này thực ra đã bắt đầu từ cuối tháng 11-2023 với biết bao công sức và tiền của. Phía Hàn Quốc còn có khối tư nhân tham gia cuộc tỉ thí, trong khi phía Triều Tiên hoàn toàn do nhà nước đầu tư. Do nhà nước đầu tư và đầu tư mạnh mẽ, phía Triều Tiên, cụ thể NATA, hiện đang có vẻ lấn lướt hơn.Nội việc địa điểm phóng, khi NATA sử dụng tên lửa loại mới Chollima-1 mang vệ tinh trinh sát Malligyong-1 từ bãi phóng vệ tinh Sohae ở huyện Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan, cũng đã cho thấy ưu thế của Triều Tiên rồi. Hàn Quốc đã phải phóng nhờ trên đất Mỹ và sử dụng Falcon 9, vốn là tên lửa thu hồi và sử dụng lại được do công ty hàng không vũ trụ Mỹ SpaceX (của tỉ phú Elon Musk) thiết kế.Ảnh: East Asia ForumQua thứ ba 4-12, Hàn Quốc phóng thêm một vệ tinh, lần này là vệ tinh thương mại của tư nhân (Công ty Hanwha Systems), bằng tên lửa nội địa sử dụng nhiên liệu rắn và công nghệ cơ sở hạ tầng vào quỹ đạo của Cơ quan Phát triển quốc phòng nước này, theo thông cáo từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc. Bản tin của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc gọi đây là "trường hợp mẫu mực về phục hồi ngành công nghiệp không gian do tư nhân lãnh đạo". Gọi là "mẫu mực", do lẽ lần phóng này cũng là lần phóng thử nghiệm thứ ba bằng nhiên liệu rắn, tức đã có những thành tựu quan trọng.Càng đặc biệt hơn nữa là "không giống lần phóng thử nghiệm trước đó (tháng 12-2022) được trang bị vệ tinh giả, lần đầu tiên chúng tôi đã phóng thành công lên quỹ đạo không gian một vệ tinh sử dụng thực. Chúng tôi đã triển khai thành công hầu hết các công nghệ cốt lõi để phát triển phương tiện phóng bằng nhiên liệu rắn, bao gồm cả việc xác định hiệu suất cho từng động cơ đẩy", Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hãnh diện tự đánh giá.Kết quả khả quan và đầy hứa hẹn của chương trình "công tư hợp doanh" này khiến Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thêm tự tin: "Thông qua lần phóng thành công này, quân đội chúng ta đã tiến một bước gần hơn đến việc đảm bảo khả năng không gian độc lập có thể nhanh chóng triển khai các vệ tinh nhỏ vào quỹ đạo Trái đất tầm thấp trong tương lai".Va chạm Bình Nhưỡng - WashingtonTất nhiên, Mỹ không thể đứng ngoài, nhất là khi Triều Tiên "gọi tên" Mỹ khi công bố danh sách các mục tiêu - nói theo ngôn ngữ hiệp sĩ, Bình Nhưỡng đã ném găng thách thức, Washington nhất định phải nhặt lên. Cho tới giờ, các tên lửa được phóng thử của Triều Tiên không chỉ "bay qua đầu" người Nhật mà ngày càng hướng gần đến bờ Tây nước Mỹ. Hôm 12-7 năm nay, Triều Tiên phóng thành công một tên lửa Hwasong-18. Đây là tên lửa liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân được trang bị để xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.Cuộc thử nghiệm hôm 12-7, dưới sự chứng kiến của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, là vụ phóng thành công tên lửa liên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn, vốn khó phát hiện hơn nhiên liệu lỏng, đầu tiên của Bình Nhưỡng. Đáng ngại hơn nữa, báo cáo cho biết cuộc thử nghiệm cũng chứng tỏ khả năng của tên lửa Hwasong-18 trong việc phóng nhiều đầu đạn nhiệt hạch tới tận Washington và triển khai các biện pháp dạng mồi nhử để tránh hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.Triều Tiên đã "sắm" được tên lửa bắn tới Mỹ và có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân từ hồi tháng 7 rồi, giờ thì cuối tháng 11, họ có luôn tên lửa và vệ tinh do thám được nước Mỹ, coi như "đủ bộ đồ nghề". Chính vì thế hôm 17-11, Lầu Năm Góc thông báo rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Nhật Bản đã ký thỏa thuận cung cấp cho Nhật Bản 400 tên lửa Tomahawk cùng nhiều thiết bị và phần mềm quân sự khác nhau trị giá khoảng 2,35 tỉ USD. Thỏa thuận này sẽ là sự tăng cường quân sự đáng kể nhất Nhật Bản kể từ Thế chiến II, theo The Defense Post 20-11. Được biết, Nhật Bản đặt mua hai loại Tomahawk đời IV và V có tầm bắn hơn 1.600km.Ảnh: Nikkei Asia"Chia phe đánh nhau"!Có thể thấy cuộc khủng hoảng Triều Tiên bao năm qua như một cái vòng luẩn quẩn: bên A làm chuyện này, bên B làm chuyện kia đáp trả, rồi bên C, bên D bị cuốn vào. Một lần hiếm hoi không chia phe như vậy là vào ngày 22-12-2017, khi Hội đồng Bảo an LHQ thông qua nghị quyết trừng phạt mới với Triều Tiên sau khi nước này 20 lần phóng tên lửa và một lần thử hạt nhân trong năm đó. Nghị quyết 2397 đã được nhất trí thông qua với tỉ lệ bỏ phiếu tuyệt đối 15-0. Theo nghị quyết, Triều Tiên bị hạn chế gần 90% nguồn nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ đã lọc với hạn mức bán xăng 500.000 thùng trong thời gian 12 tháng tính từ 1-1-2018, cùng một số lệnh cấm nhập khẩu khác, phong tỏa tài sản và cấm "đi lại" (nước ngoài) với 15 lãnh đạo nước này.Tuy nhiên, sự nhất trí bỏ phiếu 15-0 của Hội đồng Bảo an lúc bấy giờ đã không tái diễn. Hôm 20-2 năm nay, sau vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, Hội đồng Bảo an đã họp song không thông qua được nghị quyết mới do lẽ Trung Quốc và Nga phản đối bất kỳ hành động tiếp theo nào của Hội đồng Bảo an, cho rằng việc "gây thêm áp lực lên Triều Tiên sẽ không mang tính xây dựng".Khaled Khiari, trợ lý tổng thư ký LHQ, lưu ý rằng Triều Tiên đã tiến hành một vụ phóng "tên lửa đạn đạo liên lục địa" vào ngày 18-2. Tên lửa Hwasong-15 đã bay quãng đường 989km, đạt độ cao 5.768km, trước khi rơi xuống vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Ông gọi các vụ phóng không báo trước như vậy là "nguy cơ nghiêm trọng với hàng không dân dụng quốc tế và giao thông hàng hải". Ông cũng nhắc lại lời kêu gọi của Tổng thư ký LHQ António Guterres đối với Triều Tiên: ngay lập tức ngừng mọi hành động khiêu khích, tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế theo các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an, và nối lại đối thoại.Tuy nhiên, ông Đái Binh, đại sứ của Trung Quốc tại LHQ, cho rằng cần suy nghĩ về vấn đề nhân quả. Theo ông, nguyên do là kể từ đầu năm 2023, Hoa Kỳ và các đồng minh đã tăng cường hoạt động quân sự chung trên bán đảo Triều Tiên, là hoạt động khiêu khích gây ra cảm giác bất an ngày càng trầm trọng cho Bình Nhưỡng. Đại diện Liên bang Nga Dmitry A. Polyanskiy cũng nêu nguyên nhân gây bức xúc: không ai chú ý đến thực tế là ngay trước khi các vụ phóng xảy ra, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã công bố các cuộc tập trận chung quy mô lớn chưa từng có, bao gồm việc một tàu ngầm được trang bị hạt nhân ghé thăm Hàn Quốc.Rốt cuộc, câu chuyện Triều Tiên cứ như một mớ bòng bong. Giờ thì tới màn "chạy đua" vệ tinh và tên lửa. ■ NBC News dẫn báo cáo của tác giả Theodore A. Postol, giáo sư khoa học, công nghệ và chính sách an ninh quốc gia của MIT, cho biết kích thước của tên lửa Hwasong-18 và dữ liệu quỹ đạo bay của nó có vẻ "gần giống" với tên lửa liên lục địa Topol-M của Nga, nên rất có thể đây là kết quả của hợp tác kỹ thuật có nguồn gốc từ Nga. Cũng theo báo cáo này, tên lửa mới thể hiện tiến bộ đột ngột và đáng kể trong kho vũ khí tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Tags: Bán đảo Triều TiênVệ tinh do thámKênh đào SuezLầu Năm GócHàn Quốc
Trung ương đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư THÀNH CHUNG 25/11/2024 Trung ương Đảng đã đồng ý cho ông Nguyễn Văn Thể, Bùi Văn Cường thôi chức, khai trừ Đảng 3 cựu bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
7 chiếc tiêm kích Su30-MK2 bay trên bầu trời Hà Nội NAM TRẦN 25/11/2024 Trưa 25-11, bảy chiếc tiêm kích Su30-MK2 cùng nhiều trực thăng Mi bay tập trên bầu trời quanh sân bay Gia Lâm, Long Biên, Hà Nội.
Đã tìm thấy hơn 400 bộ tiểu sành, hài cốt trên phố Tây Sơn, Hà Nội PHẠM TUẤN 25/11/2024 Cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện hơn 400 bộ tiểu sành dưới mặt đất.
Ông Trump sẽ dàn xếp chiến sự Ukraine, Israel ra sao? TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Để chứng minh mình là nhà lãnh đạo mong mỏi hòa bình và khác biệt chính quyền Biden, ông Trump đang tìm cách tạo ra một thế giới ổn định.