01/04/2018 10:33 GMT+7

Bạn có 'cắn câu' trước những câu chuyện Cá tháng Tư này?

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Vẫn biết rằng cứ đến ngày Cá tháng Tư, đâu đó sẽ có một câu chuyện không thật và ai ai cũng cảnh giác. Nhưng nếu 'chơi lớn' như cách lừa trong những câu chuyện dưới đây, thì hẳn nhiều người phải tin sái cổ.

Bạn có cắn câu trước những câu chuyện Cá tháng Tư này? - Ảnh 1.
Bạn có cắn câu trước những câu chuyện Cá tháng Tư này? - Ảnh 2.

Minh họa: CƠ AN

Ngày 1-4-1957, chương trình tin tức Panorama của đài BBC tung bản tin về hoạt động thu hoạch thường niên mì spaghetti ở miền nam Thụy Sĩ.

Bản tin chiếu hình ảnh những người nông dân đang thu hoạch mì spaghetti từ các cây, sau đó rải mì ra phơi cho khô.

Nhà báo nổi tiếng Richard Dimbleby của BBC tham gia vụ này và chính uy tín của anh đã khiến những khán giả nhẹ dạ lập tức dính "bẫy". Tham gia phi vụ tung tin "" này còn có cả tổng giám đốc đài BBC khi đó là ông Ian Jacob.

Hàng trăm khán giả đã gọi điện tới đài BBC để hỏi về cách "canh tác" giống cây spaghetti.

Video thu hoạch mì Spaghetti - Nguồn: Youtube

Trước khi chính thức bật mí thông tin, BBC lịch thiệp hướng dẫn khán giả: "Hãy đặt một sợi mì spaghetti vào hộp thiếc có sốt cà chua và hy vọng về điều tốt đẹp nhất".

Phản ứng của công luận trên các báo sau đó rất lớn. Các tờ báo cũng chia rẽ quan điểm trong việc đánh giá đây là một chuyện đùa dí dỏm nhất hay là tin đồn tệ hại với công chúng.

Cho tới nay bản tin ngày Cá tháng tư năm đó của Panorama vẫn là một trong những "tin cá" nổi tiếng nhất mọi thời.

Người ta cũng cho rằng đó là sự kiện đầu tiên đánh dấu việc một đài truyền hình cũng tham gia tung tin đồn trong ngày "Cá tháng tư".

Bạn có cắn câu trước những câu chuyện Cá tháng Tư này? - Ảnh 4.
Bạn có cắn câu trước những câu chuyện Cá tháng Tư này? - Ảnh 5.

Minh họa: CƠ AN

Ngày 1-4-2008 đài BBC phát sóng một video thuyết phục người xem là chim cánh cụt biết bay. Trong đoạn phim, BBC cho biết một đoàn quay phim của họ đang quay gần Nam Cực phục vụ chương trình truyền hình về lịch sử tự nhiên có tên Miracles of Evolution và đã ghi lại được hình ảnh những chú chim cánh cụt Adélie đang bay.

Trong đoạn phim, người dẫn chương trình Terry Jones "giải thích" là những chú chim cánh cụt đã bay cả ngàn dặm tới những khu rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ để trú đông.

Tất nhiên sau đó BBC đã nói lại đó chỉ là chuyện đùa và cung cấp một video khác giải thích rõ về những hiệu ứng đặc biệt được sử dụng như thế nào để khiến những chú chim cánh cụt có thể "bay" được.

Bạn có cắn câu trước những câu chuyện Cá tháng Tư này? - Ảnh 6.
Bạn có cắn câu trước những câu chuyện Cá tháng Tư này? - Ảnh 7.

Minh họa: CƠ AN

Ngày 1-4-2010, báo Al-Ghad của Jordan công bố bài báo có tựa đề "Cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh Jafr", trong đó nói các vật thể bay không xác định (UFO) đã hạ cánh xuống vùng sa mạc gần thành phố Jafr. Bài báo thậm chí còn mô tả các phi công trên UFO là những sinh vật cao tới 3 mét.

Các biên tập viên của báo sau đó nói rằng không có chuyện này và đó chỉ là trò đùa ngày Cá tháng 4. Tuy nhiên câu chuyện đã khiến thị trưởng Mohammed Mleihan nổi đóa vì đã làm công chúng hoảng loạn.

Bạn có cắn câu trước những câu chuyện Cá tháng Tư này? - Ảnh 8.
Bạn có cắn câu trước những câu chuyện Cá tháng Tư này? - Ảnh 9.

Minh họa: CƠ AN

Ngày 1-4-1962, đài truyền hình SVT (Sveriges Television) của Thụy Điển mời chuyên gia kỹ thuật Kjell Stensson tham gia bản tin để thông báo với công chúng rằng nhờ vào một công nghệ mới, khán giả có thể "hô biến" những chiếc tivi đen trắng hiện có thành tivi màu.

Vào thời điểm đó chỉ có duy nhất một kênh truyền hình tại Thụy Điển và nó cũng phát sóng đen trắng, thành ra đây quả là một tin chấn động.

Ông Stensson hướng dẫn người xem một thao tác đơn giản là kéo một chiếc tất bằng chất liệu nylon qua màn hình tivi, và tấm mạng này sẽ khiến ánh sáng bị khúc xạ tạo hiệu ứng khiến hình ảnh như có màu. Và ông thậm chí còn "thị phạm" luôn cả thao tác này trên truyền hình.

Dùng vớ biến tivi đen trắng thành tivi màu - Nguồn: SVT

Hàng ngàn người đã bị "ăn thịt lừa" ngay tắp lự.

Cho tới tận hôm nay, nhiều người Thụy Điển vẫn còn nhớ các ông bố của họ thời đó đã lùng sục khắp nhà để tìm đủ số tất mạng lại với nhau để phủ qua được màn hình TV.

Những chiếc tivi màu thực sự chỉ được bán tại Thụy Điển vào ngày 1-4-1970, 8 năm sau bản "Tin cá" đó.

Bạn có cắn câu trước những câu chuyện Cá tháng Tư này? - Ảnh 11.
Bạn có cắn câu trước những câu chuyện Cá tháng Tư này? - Ảnh 12.

Minh họa: CƠ AN

Ông Dick Smith, một nhà thám hiểm địa phương và cũng là một doanh nhân triệu phú quảng bá rất hoành tráng về kế hoạch kéo một tảng băng lớn từ Nam Cực về của ông. Đúng ngày 1-4-1978, một chiếc tàu lai dắt "ì ạch" kéo một tảng băng lớn xuất hiện ở Cảng Sydney.

Ông Dick Smith cho biết sẽ xẻ khối băng lớn khổng lồ này thành nhiều viên nhỏ, bán mỗi viên giá 10 cent với lời giới thiệu rằng tảng băng lớn làm từ nước biển tinh khiết ở Nam Cực nên sẽ khiến thức uống ngon hơn.

Nhiều đài phát thanh, truyền hình địa phương cũng đưa tin về sự việc.

Sự thật được phơi bày dưới một trận mưa lớn. Nước mưa làm những miếng bọt lớn vốn là vật liệu chuyên dụng của lực lượng cứu hỏa cùng với bọt kem cạo râu tan ra, để lộ "tảng băng lớn" chỉ còn trơ lại những tấm nhựa trắng bên dưới.

Vì sao lại gọi là ngày

TTO - Đã bao giờ bạn thắc mắc, tại sao ngày 1-4 lại được chọn là ngày nói dối, và tại sao ngày này lại gọi là "Cá tháng Tư"?

Gmail 1GB ra đời ngày 1-4

Bạn có nhớ Gmail được đưa vào hoạt động từ khi nào không? Ngay trước nửa đêm ngày 31-3-2004. Với một dịch vụ email hoạt động trên nền tảng web và 1 GB dữ liệu lưu trữ miễn phí, dịch vụ này thoạt tiên bị nghĩ chỉ là "trò cá tháng tư" của google.

6 năm sau đó, cũng vào ngày 31-3-2010, YouTube của Google bắt đầu sử dụng thiết kế trang video mới của nó.

Ngày 1-4-2010, Google Street View có thêm tính năng mới liên quan các hình ảnh 3D.

D. KIM THOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên