Ngộ độc nước hay nhiễm độc nước là một triệu chứng ngộ độc do hấp thu lượng nước vượt quá khả năng hấp thu của cơ thể. Từ đó làm hạ natri máu và gây ra những xáo trộn điện giải do tăng lượng hydrat trong cơ thể đột ngột, khiến chức năng não bộ con người bị tác động và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Những biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và nôn mửa thường khiến nhiều người không nhận ra được tình trạng ngộ độc nước, dẫn đến tình trạng điều trị muộn và tử vong.
Nguyên nhân gây ngộ độc nước
Có thể thấy việc hấp thu một lượng nước ổn định mỗi ngày là rất tốt, giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả. Tuy vậy việc uống quá nhiều nước, vượt quá khả năng hấp thu của cơ thể sẽ gây ra tình trạng sốc, rối loạn điện giải và hạ natri máu đột ngột.
Natri là chất điện phân chính trong cơ thể, khi cơ thể bị mất điện giải natri bị hạ nhanh chóng. Nếu tiếp tục uống thêm nước sẽ khiến phần chất lỏng này tích tụ trong não, tim và phổi gây rối loạn chức năng hoạt động của các bộ phận, gây sốc phản vệ và tử vong đột ngột.
Ngộ độc nước thường diễn ra nếu cơ thể hấp thu lượng nước quá 5 lít trong cùng một khoảng thời gian. Ngộ độc nước hiếm khi xảy ra bởi khả năng uống một lượng lớn nước như vậy là rất khó khăn. Tuy vậy tình trạng này vẫn có thể diễn ra ở những người tham gia các cuộc thi uống nhiều nước, hay những lần tập thể dục cường độ cao và muốn nạp một lượng lớn nước vì quá khát. Đối với thời chiến tranh, việc tra tấn tội phạm bằng cách tạt nước liên tục làm ngạt thở và hít nước vào phổi cũng là lý do gây ngộ độc nước.
Bên cạnh đó, những tác nhân sau đây cũng thúc đẩy con người uống nước nhiều hơn, vượt quá mức cho phép:
- Trẻ sơ sinh có trọng lượng thấp, khiến việc chỉ cần hấp thu quá lượng nước trẻ có thể chịu đựng sẽ khiến mức natri bị hạ mạnh, gây ngộ độc;
- Luyện tập thể dục cường độ cao, ra nhiều mồ hôi gây mất nước. Đặc biệt việc uống quá nhiều và liên tục trong khi vận động, chạy bộ sẽ khiến hạ natri máu, gây ngộ độc;
- Cơ thể làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi, thúc đẩy hấp thu nhiều nước hơn. Đặc biệt ở người làm việc trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao.
- Dùng chất kích thích, dùng MDMA (thuốc lắc) khiến cơ thể và trí óc bị kích động, đổ mồ hôi.
- Người bị rối loạn tâm thần, luôn muốn uống nước liên tục khiến cơ thể có nguy cơ bị ngộ độc nước mà không hay biết.
Triệu chứng ngộ độc nước
- Sau khi hấp thu một lượng lớn nước, dạ dày thường có cảm giác khó chịu do vượt quá sức chứa, gây căng trướng, khó thở.
- Hạ natri dẫn đến các tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, đầu óc không được minh mẫn, cơ bắp đau nhức, khó cử động và co giật liên tục.
- Khi những tình trạng này xuất hiện sau vài giờ nhưng không được chữa trị kịp thời, sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hôn mê, chết não và tử vong.
Điều trị ngộ độc nước
Điều trị ngộ độc nước bằng cách cân bằng lại điện giải, làm ổn định natri trong máu. Bác sĩ cũng cần giám sát lượng nước thải ra của bệnh nhân trong khoảng thời gian sau khi cấp cứu. Nồng độ natri cũng sẽ được kiểm tra gắt gao trước khi quay về mức ổn định. Nên đến bệnh viện ngay lập tức để ngăn chặn nguy cơ tử vong cao, bởi tình trạng ngộ độc thường diễn ra rất nhanh chóng.
Không nên uống quá nhiều nước mỗi ngày, việc hấp thu lượng nước ổn định, vừa phải sẽ giúp cơ thể được thanh lọc và hấp thu tốt hơn. Tuyệt đối không nên uống quá 3 lít nước mỗi ngày để hạn chế nguy cơ ngộ độc nước ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Nhận thấy người thân có những biểu hiện bất thường sau khi uống nhiều nước, cần đến ngay bác sĩ để được sơ cứu kịp thời.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận