Toán học cần sự tư duy theo những qui tắc đã có trước đó. Thế nhưng vẫn có những bài toán sở hữu bài giải khiến dân tình không khỏi thắc mắc, xôn xao. Thậm chí là ở nhiều bài toán được đánh giá là dễ, đơn giản nhưng vẫn có một "sức mạnh vô hình" khiến cộng đồng mạng dậy sóng.
Điển hình như bài đăng của bà mẹ chia sẻ trên một nhóm cộng đồng cho hay, hôm qua con làm bài kiểm tra nhưng bị gạch sai. Sau khi đọc bài của con thì người mẹ thấy con đã làm đúng vì "trẻ con có quyền làm theo cách con nghĩ". Nhờ dân mạng phân giải đúng sai, người mẹ nhận được không ít ý kiến trái chiều.
Theo đó, bài toán yêu cầu học sinh "viết phép tính thích hợp" với hình ảnh 3 ô chứa quả chuông đi kèm. Trong đó, 1 ô chứa 2 quả chuông và ô còn lại chứa 1 quả chuông.
Ở phần bài giải có 2 dòng với những ô để điền số thích hợp. Người học trò viết "2+1=3" vào dòng đầu tiên. Sau đó ở dưới cô bé tiếp tục điền "2+1>1". Tuy nhiên, phần đáp án dưới đã bị gạch sai và sửa lại thành "1+2=3".
Rõ ràng "2+1>1" là đúng nhưng tại sao lại sửa lại? Dân mạng nhiều người cho rằng, người chấm bài nên tôn trọng sự sáng tạo của đứa trẻ khi cháu bé đã có một đáp án khác với thông thường.
Thế nhưng, không ít người cũng cho hay bản chất của phép tính này rất đơn giản, vì có thể người chấm đã áp dụng phép giao hoán (hoán đổi) trong Toán học, do "1+2" cũng giống chẳng khác gì "2+1".
Hơn nữa, thực tế thì "2+1>1" là phép so sánh, trong khi yêu cầu bài toán là làm phép tính! Có ý kiến cho rằng cô giáo có thể ghi chú bằng một phép tính khác ở phía dưới bài làm của cô bé thay vì gạch bỏ và không cho điểm số trọn vẹn đối với bài toán này.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về bài toán "2+1>1" của cô bé?
>> Xem thêm: Bài toán 'tuyên chiến' nạn quay cóp, chứng minh thầy giáo cao tay vô đối
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận