22/02/2006 09:05 GMT+7

Bài thơ "Đêm trước đổi mới": "Lông gì cũng khai!"

NGUYỄN VĂN MỸ (Đà Nẵng)
NGUYỄN VĂN MỸ (Đà Nẵng)

TTC - LTS: “Đêm trước đổi mới” - thời bao cấp đã sinh ra bao chuyện ngộ nghĩnh và được “chuyển tải” trong văn học dân gian. Mong bạn đọc nào có sưu tập được thơ - văn truyền miệng đóng góp cho chuyên mục này...

eHqyOtGp.jpgPhóng to
TTC - LTS: “Đêm trước đổi mới” - thời bao cấp đã sinh ra bao chuyện ngộ nghĩnh và được “chuyển tải” trong văn học dân gian. Mong bạn đọc nào có sưu tập được thơ - văn truyền miệng đóng góp cho chuyên mục này...

Ở nhiều vùng trên đất nước Việt Nam có ngôn ngữ địa phương, những người ở nơi khác mới đến không thể hiểu được. Tiếng địa phương “phong phú” nhất có lẽ là Quảng Bình. Bọ là bố, cưới gấy là cưới vợ, để gấy là bỏ vợ, lông cây là trồng cây...

Có một câu chuyện vui của thời bao cấp: Ở vùng quê ấy, dân cả xã đều nghiện thuốc lào, mà ở các chợ người ta cấm thuốc lào ngặt lắm. Ai buôn bán, vận chuyển thuốc lào không những bị tịch thu mà còn bị dẫn về địa phương để “quản chế tại gia”. Dân kiến nghị, làm đơn xin mãi, cuối cùng ủy ban xã cũng đồng ý cho mỗi nhà trồng 30 cây thuốc lào.

Tuy ít như vậy nhưng dân lại quá đông, nên diện tích trồng thuốc lào lên đến 3 mẫu đất (1,5 ha). “Xé rào” kiểu này là vi phạm chính sách lương thực, là tự tiện chuyển đổi qui hoạch. Hai tội này rất nặng nên ai cũng lưỡng lự không dám ký. Cuối cùng, ông trưởng Ban tài chính xã (mà nhân dân thường gọi với cái tên thân mật là “ông Tài”) nhận ký, với yêu cầu phải qui hoạch thành vùng cho dễ quản lý. Để đạt được sự thống nhất cao, ông mạnh dạn hứa sẽ một mình chịu trách nhiệm nếu có sự cố xảy ra. Ký xong triển khai ngay.

Các điều cho phép, các điều cấm kỵ được niêm yết cụ thể như sau:

Tuyệt đối tuân theo lệnh “ông Tài”Lông ít, lông nhiều cũng phải khaiLông quá ba mươi thì phải nhổLông trong khu vực, chớ lông ngoài!

Có một bà khách từ xa đến. Khi đọc bảng niêm yết lúc đầu mặt đỏ tía lên, sau đó thì tái dần: “Mình đã ngoài 30 rồi, lò dò vào đây thì gay go. Mà phải khai thì xin tờ khai ở đâu? Cái lệnh quái đản như thế này mà phải “tuyệt đối tuân theo” thì ông Tài chắc chắn phải là nhà độc tài rồi...”. Bà khách đứng lặng lẽ, mắt đăm đăm nhìn vào con đường, chờ có ai ra thì hỏi, hai tay nắm chắc ghi-đông, chuẩn bị tư thế... chạy!

15 phút sau mới gặp được người dân. Sau khi nghe giải thích tường tận nội dung bảng niêm yết, bà khách thở phào nhẹ nhõm: “À, ra thế!”. Vui vẻ được 3 năm thì bị lộ. Ông Tài bị bắt giam vì 2 tội: Phá hoại chính sách lương thực và khuyến khích kinh tế tư nhân ngóc đầu dậy! Do nhân dân trong xã làm đơn xin hộ, lại được mấy ông trong ủy ban “bao che” nên ông được thả, không bị ra tòa, chỉ bị kỷ luật cách chức, may quá!

Ông Tài ra đi, “khu kinh tế mở” cũng đi theo, nhưng “bài thơ tứ tuyệt” thì còn ở lại mãi mãi với người dân lam lũ.

NGUYỄN VĂN MỸ (Đà Nẵng)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên