21/11/2018 09:39 GMT+7

Bài dự thi Ký ức về phở: Phở Việt miệt mài ngao du quốc tế

VÕ VĂN DŨNG (CHLB Đức)
VÕ VĂN DŨNG (CHLB Đức)

TTO - Khi dấu chân và tâm hồn Việt Nam in dấu trên nhiều vùng miền của ngôi nhà Trái đất, phở Việt cũng bắt đầu hành trình phiêu lưu toàn cầu của mình.

Bài dự thi Ký ức về phở: Phở Việt miệt mài ngao du quốc tế - Ảnh 1.

Khách các nước tham dự Hội sách Frankfurt 2018 thưởng thức phở bò và nem rán Việt Nam - Ảnh: VÕ VĂN DŨNG

phiêu lưu không chỉ sưởi ấm những trái tim Việt phương xa, mà còn làm rung động khẩu vị của bạn bè năm châu bốn biển.

Chén phở bò nhỏ xinh giữa lòng Hội sách Frankfurt

Khu vực Gourmet Gallery chiều 11-10-2018 thơm lừng mùi phở, dẫn dắt bước chân những người tham dự Hội sách Frankfurt 2018. Tiết mục trình diễn ẩm thực tham dự Show Kitchen của Việt Nam mang tên "Hanoi Cuisine - The Cultural Uniqueness of Vietnam" (tạm dịch: Ẩm thực Hà Nội - Nét văn hóa độc đáo của Việt Nam), với hai "món ăn quốc dân" là nem rán và phở.

Nón lá được dùng trưng bày hồi, quế, thảo quả; người phiên dịch duyên dáng trong tà áo dài. Vậy là những đại diện xuất sắc về tinh thần và ẩm thực Việt hiện diện trong cùng một không gian đậm tính toàn cầu.

Tiết mục trình diễn ấy đã khéo léo kể câu chuyện về sự sáng tạo, kỳ công, tỉ mỉ của người Việt trong việc tạo ra món phở với hương vị rất riêng giữa muôn vàn sáng tạo ẩm thực của nhân loại.

Bài dự thi Ký ức về phở: Phở Việt miệt mài ngao du quốc tế - Ảnh 2.

Khách các nước tham dự Hội sách Frankfurt 2018 thưởng thức chén phở bò Việt Nam - Ảnh: VÕ VĂN DŨNG

Cuối buổi trình diễn, từng chén phở bò nóng hổi nhỏ xinh - với hương vị và cách trình bày đúng nguyên bản phở Hà Nội: nước dùng trong, ngọt thanh, thơm lừng mùi thịt bò, hồi, quế, thảo quả, đủ đầy rau thơm, chanh, ớt,… - được trân trọng trao tận tay các vị khách nhiều màu da, quốc tịch. Nét mặt nhiều người rạng rỡ khi nếm hương vị tuyệt vời ấy.

Sau khi nếm phở, Kristin - một bà nội trợ người Đức 45 tuổi - cẩn thận cất kỹ tờ hướng dẫn nấu phở vào túi xách. Kristin bảo: "Phở rất ngon nhưng chắc khó nấu lắm. Tôi sẽ tìm mua các nguyên liệu nấu phở tại các cửa hàng châu Á rồi thử nấu cho cả nhà, để họ cũng được nếm hương vị rất đặc biệt này. Tôi cũng sẽ du lịch Việt Nam để lại được ăn món phở đích thực!".

đã và vẫn đang miệt mài ngao du qua bao vùng đất như một đại sứ du lịch và văn hóa Việt Nam.

Những hành lang thơm mùi phở ở xứ người

Nhà người Việt Nam nào nấu phở, bước chân đến đầu hành lang… là biết ngay, vì dù có bật máy hút mùi cỡ nào thì mùi phở vẫn cứ ướp thơm cả hành lang.

Mọi người có thể nấu phở bất cứ lúc nào: ngày thường, cuối tuần, các ngày lễ của Đức, dịp họp mặt gia đình - bạn bè,… Không có phở tươi thì ta luộc phở khô, không có húng quế, giá đỗ, ngò gai thì ta vui với hành lá xanh, hành tây trắng; không có ớt trái tươi đưa cay thì ta vui với ớt đông đá.

Về phần hồi, quế, thảo quả - những "ngôi sao" của món phở - với người ghiền phở, thế nào nhà bếp cũng có ba món này được trữ kỹ.

Mỗi lần nấu phở, có khi phải đếm từng cái hoa hồi, thanh quế, trái thảo quả, vì còn… nấu phở trường kỳ. Thế nên, tô phở nào ở xứ người mà đủ đầy y chang tô phở quê nhà là "sang chảnh" vô cùng.

Tôi từng khá ngạc nhiên khi biết phở là món ăn quen thuộc trong nhiều gia đình người Việt ở Đức. Ngạc nhiên vì từng nghĩ phở là món hoành tráng, phải dùng xoong kia nồi nọ to chảng để nấu, phải kỳ công hầm xương ninh thịt, phải có kỹ năng nấu nướng tuyệt đỉnh, phải sở hữu bí kíp gia truyền...

Nhưng ở cảnh xứ lạ quê người, khi nỗi nhớ phở Việt lên ngôi và không phải lúc nào cũng có thể tìm được quán ăn người Việt có món phở, việc tự lăn vào bếp nấu phở dần thành chuyện bình thường.

Bên tô phở, người Việt xa nước tâm tình bao buồn vui, vất vả ngược xuôi. Phở nối tình quê hương.

Bài dự thi Ký ức về phở: Phở Việt miệt mài ngao du quốc tế - Ảnh 3.

Khách các nước tham dự Hội sách Frankfurt 2018 thưởng thức phở bò Việt Nam - Ảnh: VÕ VĂN DŨNG

Bên tô phở, những người bố, người mẹ Việt Nam kể con trẻ nghe về tô phở lớn lên cùng tuổi thơ của bố mẹ, rồi kể về ông bà, quê hương, đất nước… Trẻ em người Việt được sinh ra ở Đức, bập bẹ tiếng Việt, quen thuộc với bánh mì kẹp xúc xích - mà biết… đòi chanh khi ăn phở, là có thể khiến bố mẹ sung sướng mỉm cười khen ngợi con sành ăn.

Cả quê nhà Việt Nam như "thu bé lại" trong một tô phở thơm lừng, nghi ngút khói. Phở nối trẻ thơ với nguồn cội nơi xa.

Bên tô phở, du học sinh Việt Nam kể cho bạn bè nhiều nước nghe về ẩm thực Việt, về một Việt Nam đang vươn mình mạnh mẽ từng ngày. Phở nối tình bạn bè thế giới.

Nghĩ về phở, lại nhớ thương mẹ cha như lá vàng trên cây nơi quê nhà. Con mơ ngày về lại mái nhà xưa, trổ tài nấu phở, hai tay kính dâng mẹ cha thưởng thức. Lòng con những mong hương vị Việt Nam kỳ diệu ấy sẽ xóa hết bao ưu tư xa cách ngày qua và lưu dấu thật lâu phút giây đoàn tụ này.

Bài dự thi Ký ức về phở: Phở Việt miệt mài ngao du quốc tế - Ảnh 4.

Tôn vinh hương vị Việt trong Ngày của Phở 2018

Sự kiện "Ngày của Phở" 2018 dự kiến được tổ chức vào ngày 12-12 tại AEON Mall (Hà Nội) với nhiều hoạt động triển lãm, văn hóa thú vị, nhằm phát triển giá trị độc đáo cho phở; tôn vinh và góp phần xây dựng, truyền bá nét văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Khách tham quan sẽ được thưởng thức các hương vị phở hấp dẫn từ Bắc vào Nam, từ truyền thống đến hiện đại; được lắng nghe những câu chuyện của phở từ các chuyên gia, các nghệ nhân nổi tiếng.

Tại đây, khách cũng sẽ được thưởng lãm không gian phở truyền thống trong hành trình trở về phở xưa, với những tác phẩm xuất sắc đoạt giải trong các cuộc thi "Ký ức về phở" và "Hiến kế phát triển Ngày của Phở".

"Ngày của Phở" là sự kiện do báo Tuổi Trẻ khởi xướng từ năm 2017, với sự đồng hành của Acecook Việt Nam, được tổ chức lần đầu tiên tại TP.HCM, nhằm tôn vinh nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Việt Nam và tạo cơ hội cho những người yêu phở cùng chia sẻ, thưởng thức và tìm hiểu về "món ăn quốc hồn quốc túy" này của dân tộc.

Ban tổ chức sự kiện cho biết rất kỳ vọng sự kiện này được đông đảo công chúng đón nhận và ngày 12-12 có thể trở thành một hoạt động du lịch, văn hóa cộng đồng thường niên của phở.

Mơ ước về một nhà hàng - bảo tàng phở

TTO - Từ Việt Bắc theo gia đình về Hà Nội năm 1955 khi vừa lên 8 tuổi, lần đầu tiên tôi được biết đến phở khi được cha mẹ cho đi ăn tại một cửa hiệu nổi tiếng. Từ đó, "phở" đối với tôi là một món ngon tuyệt trần không gì sánh nổi.

VÕ VĂN DŨNG (CHLB Đức)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên