12/11/2007 16:57 GMT+7

Bài 3: Sơ cứu nạn nhân chấn thương cột sống cổ

BS TĂNG HÀ NAM ANH - giảng viên CTCH ĐH Y dược TP.HCM
BS TĂNG HÀ NAM ANH - giảng viên CTCH ĐH Y dược TP.HCM

TTO - Nếu bạn nghi ngờ nạn nhân có chấn thương cột sống cổ hoặc lưng, đừng di chuyển nạn nhân.

Cần biết khi sơ cứu nạn nhân Bài hai: Sơ cứu chấn thương đầu

Nghi ngờ khi có các dấu hiệu sau:

- Có dấu chứng chấn thương đầu kèm theo nạn nhân có thay đổi nhận thức.

- Đau nhiều ở vùng cột sống cổ hoặc lưng - thắt lưng.

xFpFpCkr.jpgPhóng to

- Nạn nhân không cử động được cổ.

- Lực chấn thương tác động vào đầu hoặc lưng.

Uk7prVdN.jpgPhóng to dy7xCHYn.jpg

- Nạn nhân than yếu, cảm giác châm chích, liệt hoặc mất kiểm soát tứ chi, bàng quang hay ruột.

- Đầu hoặc cổ bị vặn xoắn hoặc ở vị thế kỳ cục.

Sơ cứu:

- Gọi cấp cứu chuyên nghiệp.

- Mục tiêu sơ cứu là giữ bệnh nhân yên đúng tư thế mà họ được trông thấy. Đặt hai túi cát hai bên cổ hoặc giữ yên đầu và cổ.

3zqrt1dN.jpgPhóng to

- Nếu nạn nhân ngưng thở thì thực hiện hô hấp nhân tạo nhưng không làm động tác ngửa đầu, mà dùng ngón tay kéo nhẹ hàm về phía trước.

- Nếu cần phải di chuyển bệnh nhân thì cần ít nhất hai người. Giữ đầu cổ và lưng thật thẳng khi di chuyển bệnh nhân.

BS TĂNG HÀ NAM ANH - giảng viên CTCH ĐH Y dược TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên