Phóng to |
Chị Ngô Thị Thu An, ủy viên ban biên tập báo Tuổi Trẻ, trao giải thưởng cho anh xe ôm Thạch Ngọc Khanh - Ảnh: V.S. - D.T. |
Tháng này điểm trao giải là bến xe, ngã tư, hay chỉ là lề đường... nơi những bạn đọc đoạt giải tháng này đang mưu sinh. Họ là những bác xe ôm, anh nhân viên kinh doanh hay cô sinh viên.
"Tụi trẻ có khỏe không?"
Bên lề đường ngã tư Bình Phước, TP.HCM - nơi mỗi ngày vẫn gạt chống xe đợi khách, điều đầu tiên bác xe ôm Ðỗ Tấn Lợi (người đã báo tin cho Tuổi Trẻ về hai cháu bé trốn thoát khỏi xưởng may bắt làm 16 giờ/ngày trong bài "" - Tuổi Trẻ ngày 1-5) hỏi thăm Tuổi Trẻ: "Tụi trẻ về quê có khỏe không, hai ông bà chủ xưởng may đã bị xử lý gì chưa?".
Mặc bộ đồ vía hơn thường ngày, bác xe ôm đã góp phần giúp Tuổi Trẻ phát hiện cơ sở may bóc lột sức lao động trẻ em ấy cười xuề xòa: "Cũng muốn đến tòa soạn nhận giải, nhưng chạy lên chạy xuống mất luôn buổi chạy xe, cảm phiền mấy cô chú nhà báo quá".
Câu nói như phân trần ấy của bác Lợi càng làm chúng tôi cảm động, bởi chuyện mưu sinh đã quá tất bật nhưng trong lòng bác xe ôm này vẫn luôn rộng chỗ cho lòng trắc ẩn. Nếu không, có lẽ câu chuyện bị bóc lột sức lao động của hai đứa trẻ quê nghèo khó và có thể là nhiều đứa trẻ nữa đã bị lướt qua.
Và đây cũng không phải là lần đầu bác Lợi báo tin cho Tuổi Trẻ, lần gần nhất là vào mồng 6 Tết khi chở một người đi công chứng ở thị xã Dĩ An (Bình Dương) mà không có ai làm việc, bác Lợi đã báo tin giúp Tuổi Trẻ kịp thời phản ánh.
Phóng to |
Trao giải thưởng cho bác Đỗ Tấn Lợi - Ảnh: V.S. - D.T. |
Thấy trẻ lơ ngơ là phản xạ ngay
Cũng giống như bác Lợi, anh xe ôm Thạch Ngọc Khanh - người đã báo tin về hai đứa trẻ bỏ gia đình đi lang thang, trong bài "" (Tuổi Trẻ 20-4) - phải trực ở trạm xe ôm tự quản bến xe miền Ðông suốt cả buổi sáng, địa chỉ để Tuổi Trẻ tìm đến trao giải chỉ vẻn vẹn mấy chữ: "Không có số nhà, đến cổng số 1 bến xe miền Ðông hỏi anh Khanh".
Và cuối cùng, sau nhiều cuộc điện thoại, Tuổi Trẻ cũng được anh Khanh ra cổng số 1 đón vào nơi làm việc - trạm điều hành xe ôm tự quản của bến xe. Khá hơn chỗ làm việc của bác xe ôm Ðỗ Tấn Lợi, nơi làm việc của anh Khanh có chiếc bàn nhỏ và hai ghế đá để trò chuyện. Ðồng nghiệp của anh Khanh - những bác tài xe ôm trong tổ - biết anh Khanh được giải của Tuổi Trẻ cũng túm tụm chờ từ sáng để chia vui.
Nhưng vui nhất như những bác tài xe ôm nói là nhờ thông tin báo cho Tuổi Trẻ mà các em đã về được với gia đình. Anh Khanh nói: "Ðọc Tuổi Trẻ thấy những thông tin về nhiều đứa trẻ bị đưa vào các xưởng lao động nên cứ thấy đứa nhỏ nào lơ ngơ bước xuống xe là tụi tui phản xạ ngay". Và cũng nhờ phản xạ ấy mà anh em xe ôm ở bến xe miền Ðông sau đó có thêm 4-5 lần báo tin cho Tuổi Trẻ về những đứa trẻ lang thang, giúp đưa các em về với gia đình.
Tháng này chúng tôi còn trao giải cho những người chạy xe ôm khác là anh Trần Tấn Dũng đã "" (Tuổi Trẻ, 29-4), chị Nguyễn Thị Thu Hà, người "" (Tuổi Trẻ, 25-4) và người báo tin là em của chị Hà, anh Nguyễn Hữu Nghĩa. Chị Hà đã đưa hai cô bé trốn thoát khỏi xưởng may về nhà trọ của mình cưu mang... Chúng tôi còn trao giải cho anh Nguyễn Thành Tiến, ròng rã ba tháng trời đi tìm đứa cháu bị mất tích và báo tin cho Tuổi Trẻ có bài "" (Tuổi Trẻ, 16-4). Ðây là bài viết khởi đầu giúp các bác xe ôm phản xạ ngay với những đứa trẻ lơ ngơ.
Phóng to |
Chị Nguyễn Thị Nghiệp (trưởng ban công tác bạn đọc) trao giải thưởng cho chị Nguyễn Thị Thu Hà - Ảnh: V.S. - D.T. |
Bức xúc không thể không nói
Các bạn đọc đoạt giải tháng này không chỉ cung cấp các thông tin quý giá, mà trong cuộc gặp gỡ Tuổi Trẻ còn được san sẻ cả những câu chuyện về cuộc mưu sinh và hành trình chuyển tải thông tin với Tuổi Trẻ.
Hoặc giản đơn hơn như anh Bùi Minh Hiếu, người đã báo tin giúp Tuổi Trẻ có loạt bài về hàng loạt dây cáp điện thoại "thòng lọng" gây chết người hay cô sinh viên Huỳnh Duyên Hồng với mẩu phản ánh "Con yêu của mẹ ngược đãi mèo" thì thông tin vì đó là điều bức xúc mà họ không thể không nói. Một bức xúc khác đến từ một người nước ngoài, đó là tiến sĩ ngôn ngữ học người Nga Ali Sharipov với bài viết "" (Tuổi Trẻ, 3-4).
Những bức xúc của anh về kiểu bóp còi vô tội vạ ở VN đã thu hút rất nhiều phản hồi của bạn đọc và anh Ali cũng là người nước ngoài đầu tiên nhận giải thưởng này.
Phóng to |
Trao giải thưởng cho anh Trần Tấn Dũng - Ảnh: V.S. - D.T. |
Sẽ dành tiền thưởng giúp người nghèo Đó là dự định của chị Nguyễn Thị Thu Hà khi nhận giải thưởng 1 triệu đồng từ Tuổi Trẻ. Công việc chạy xe ôm mỗi ngày ở góc đường Lạc Long Quân - Ni Sư Huỳnh Liên (TP.HCM) chẳng giúp chị có nhiều thu nhập nhưng chị Hà bảo: “Tui giữ lại chiếc huy hiệu của Tuổi Trẻ làm kỷ niệm, còn số tiền này sẽ tới Bệnh viện Ung bướu tặng bệnh nhân nghèo. Người nghèo hơn tui còn nhiều lắm”. Đây cũng không phải lần đầu chị Hà giúp người nghèo. Có mấy lần chở khách “sộp”, họ gửi đến 500.000 đồng, chị Hà cũng để dành giúp người khó khăn hơn. Niềm vui nhất, như chị nói, từ những dòng thông tin gửi đến Tuổi Trẻ là: “Hai đứa nhỏ về tới nhà, ba mẹ chúng gọi điện cảm ơn mấy lần, vậy là thấy ấm lòng lắm rồi”. |
VIỄN SỰ - DŨNG TUẤN
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận