23/09/2014 14:32 GMT+7

Bác sĩ cử tuyển: biết kém đừng cho ra trường

TTO - Đầu vào của việc đào tạo bác sĩ "cử tuyển" có vấn đề. Thế còn quá trình đào tạo và chuyện siết đầu ra như thế nào? Cũng "nhắm mắt" cho qua mới là tai họa.

Tranh minh họa

Đó là một luồng ý kiến đáng chú ý của bạn đọc phản hồi câu chuyện Có nên đào tạo bác sĩ cử tuyển?

>>  
>>  

+ Có lỗi của cả những người thầy ở đây. Học được thì tốt nghiệp, học không được thì không cho tốt nghiệp. Theo quy chế bao nhiêu lần thi thi đi thi lại gì đó nếu không đạt thì cho nghỉ luôn, không cấp bằng.

Đừng để những người không liên quan gì có thể chết dưới tay các bác sĩ này.

Vy Liên (vythaolien@...)

+ Việc để cho sinh viên không đạt chuẩn ra trường thì trách nhiệm phần lớn thuộc về mấy ông đào tạo, đó là thiếu trách nhiệm với chính sinh viên và người dân.

Còn về sinh viên thì tôi nghĩ đâu phải ai cũng kém, đừng có lấy một vài cá nhân dốt nát ra để đánh đồng tất cả. Nhà trường có thể cho những sinh viên ấy thôi học mà. Biết kém sao vẫn cho ra trường!

arsenal Linh (nguyenlinharsenal@...)

Mạng sống con người không phải chuyện đùa giỡn

+ Đồng ý với chính sách hỗ trợ phát triển, ưu tiên cho một số đối tượng chính sách nhưng việc cử tuyển học ngành y cần phải xem xét lại.

Nhiều bệnh viện với bác sĩ tay nghề chuyên tu đã làm đau khổ bao nhiêu bệnh nhân, bệnh một nơi chữa một nẻo.

Nay thêm hệ cử tuyển với trình độ học năm cuối mà không biết ruột thừa nằm ở đâu thì quá nguy hiểm.

Đừng đem mạng sống con người đùa giỡn với những bác sĩ chất lượng kém như thế.

Ngành y phải có sự suy nghĩ khi tuyển sinh hệ cử tuyển này. 

Dương Văn Tuấn (kibotuan803@...)

+ "Thế nhưng chính trường này thừa nhận hoàn toàn không yên tâm về chất lượng của khoảng 500 bác sĩ đã và sắp ra trường. Vấn đề nằm ở khâu tuyển chọn đầu vào quá dễ dãi." Nếu thật sự những sinh viên này không đạt chất lượng đầu ra thì nhà trường phải cho ở lại lớp, đào tạo tiếp...

Khi nào đạt "CHUẨN ĐẦU RA" mới cho tốt nghiệp. Sau một thời gian hạn định vẫn không đạt chuẩn đầu ra thì cho thôi học.

Đừng chạy theo thành tích cho ra trường ồ ạt rồi lại biện hộ chất lượng không tốt do đầu vào! 

Hà (hafvix@...)

+ Lỗi của chính sách một phần, nhưng các thầy cũng góp phần lỗi của mình. Biết sản phẩm mình đào tạo là những người học dở mà cũng cho ra lò. Tại sao không đào tạo nghiêm túc, học dở thì loại thẳng, không cho ra trường (giống như các nước phát triển, đầu vào ĐH thì dễ nhưng đầu ra rất chất lượng.

(kimsoa1962@...)

+ Nếu trường dạy và thi cử đúng chất lượng, ai học hành không đạt thì loại thì việc gì phải lo lắng như vậy. (minh tri - [email protected])

 

+ Nói đi thì chúng ta cũng nên nói lại. Những bác sĩ được cử tuyển đi học toàn là những bạn ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, dĩ nhiên là trình độ của họ trong một chừng mực nào đó sao bằng các bạn ở đồng bằng được... 

Và họ cũng đã mất 1 năm học dự bị, còn đầu ra là do trường quyết định.

Nếu nhà trường thấy bác sĩ nào không đủ điều kiện tốt nghiệp thì cho lưu ban, lưu ban không được thì "đuổi về quê" luôn...

Còn nhà trường đã cho họ ra trường tức là họ có đủ năng lực làm việc, họ phải được tôn trọng.

kim sa mach (dr_ksmach@...)

+ Cho dù là sinh viên cử tuyển đi nữa, khi không đáp ứng được yêu cầu của ngành học, kiến thức không vững thì trường có thể không cho tốt nghiệp. Cớ sao nhà trường lại cho phép những sinh viên như thế tốt nghiệp?

Lý Thị Xuân Mai (nhmtrang29@...)

+ Vấn đề không phải ở chất lượng đầu vào, vấn đề là do đầu ra quá dễ dãi. Cho dù đầu vào có giỏi đến mức nào đi nữa, nếu trong quá trình học hành không đàng hoàng thì đầu ra cũng tệ hại cả thôi. Quan trọng là phải siết chặt đầu ra, để chỉ những người thực sự có chất lượng mới có thể trở thành bác sĩ. 

(Misaki - tho_con_dethuong@...)

+ Bài báo đã viết: "Đến khi thi lần hai, lần ba thì nhiều giảng viên phải “tạo điều kiện” để họ đạt điểm trung bình cho xong". Tại sao lại ứng xử vô trách nhiệm với xã hội như thế. Đâu có phải là cử tuyển thì phải có người ra trường.

Nếu làm bài không đạt thì rớt và nếu rớt quá nhiều môn thì đuổi học thôi. Đơn giản quá mà. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng đầu ra chứ. Sao lại có chuyện "“tạo điều kiện” để họ đạt điểm trung bình cho xong". Thiệt là không hiểu nổi! 

Chính nhà trường không kiên quyết và không đảm bảo chất lượng trong quá trình đào tạo. Rồi cũng chính nhà trường lại băn khoăn về sản phẩm do mình đào tạo ra. Thiệt là khôi hài! Tự mình tạo ra sản phẩm "dỏm", kém chất lượng. Sau đó, lại lo lắng về sản phẩm kém chất lượng của mình có thể gây hại cho người khác.

Theo tôi cử tuyển thì cứ việc cử tuyển. nhà trường chỉ việc đào tạo như là SV chính quy thôi. Sinh viên cử tuyển, chính quy nào thi không đạt thì không cho ra trường, buộc họ phải lưu ban. Lưu ban lâu quá hạn thì buộc thôi học.

PGS.TS. Lưu Trường Văn (vanlt@....)

Đi học cử tuyển: cơ hội "đổi đời"

​+ Trước hết xin nói rõ, tôi là 1 bác sĩ từng công tác tuyến huyện và đã làm giám đốc của 1 trung tâm y tế tuyến huyện. Thời gian đó tôi buộc phải ký 1 số hồ sơ để cho nhân viên đi học bác sĩ cử tuyển dù họ không thuộc diện này vì nhiều lý do rất khó nói ra đây.

Trước khi đi học họ tìm mọi cách chuyển hộ khẩu về vùng xa, rồi nhờ các mối quan hệ khác để áp xuống cho mình (phải ký cho họ đi học - dù mình không muốn). Thực tế sau khi học xong, họ đâu có về vùng sâu vùng xa công tác như hồ sơ khi đi học của họ.

Nói tóm lại chính sách này đã bị lợi dụng rất nhiều. Than ôi, thực sự vùng sâu vùng xa vẫn thiếu bác sĩ nhưng những người đi học bác sĩ diện này vẫn ngang nhiên tồn tại và có khi ra trường còn ngon hơn diện đi học chính qui nữa mới chết chứ!

Dung Ngã (cngocdung@...)

​+ Tôi để ý thấy đa số bác sỹ cử tuyển đi học với tham vọng là:

1. Chuẩn hóa bằng bác sỹ,

2. Trước khi ra trường học thêm một chứng chỉ sơ bộ về Răng, Siêu âm... 

Và như thế có thể làm tư tại địa phương. Ai không làm tư được thì sau khi có cái mác" bác sỹ thì..vọt ra thành phố lớn làm.

Nguyễn Tuân (drjunsu@...)

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên