14/02/2019 08:43 GMT+7

Bắc Kinh bội hứa về quân sự hóa Biển Đông

TS NGUYỄN THÀNH TRUNG (giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế, ĐH KHXH&NV)
TS NGUYỄN THÀNH TRUNG (giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế, ĐH KHXH&NV)

TTO - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng cam kết 'không có ý định quân sự hóa' Biển Đông. Tuy nhiên Bắc Kinh đã bội hứa khi gia tăng lắp đặt các thiết bị quân sự tinh vi tại các đảo nhân tạo trên vùng biển này.

Bắc Kinh bội hứa về quân sự hóa Biển Đông - Ảnh 1.

Tàu USS Preble (DDG 88) là một trong hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ tiến áp sát các đá thuộc quần đảo Trường Sa ngày 11-2 nhằm thách thức yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc - Ảnh: Hải quân Mỹ

Trong phiên điều trần trước Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ ngày 12-2, đô đốc Philip Davidson, tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (INDOPACOM), cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không giữ đúng cam kết đưa ra năm 2015 về .

Trong cuộc họp báo chung ở Nhà Trắng với tổng thống Mỹ Obama cách đây gần ba năm rưỡi, ngôn ngữ của ông Tập về tình hình Biển Đông lúc đó đầy tính hòa nhã, mang tính trấn an và "xây dựng".

Khi ông Obama bày tỏ lo ngại về tình trạng cải tạo đảo và quân sự hóa của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, ông Tập lập tức bác bỏ các e ngại, tuyên bố cam kết các hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở khu vực Trường Sa "không nhắm vào hay tác động tới một quốc gia nào và cũng không có ý định quân sự hóa".

Tuy nhiên, không có nhiều thay đổi đã xảy ra từ tháng 9-2015 đó.

Cán cân đảo chiều

Các cam kết của ông Tập dường như chỉ là lời nói suông. Hành động quân sự hóa của Trung Quốc ở các đảo nhân tạo chiếm đóng ngày càng tăng tốc, khiến chính quyền Mỹ sốt ruột và lo lắng.

Cũng trong phiên điều trần ngày 12-2, đô đốc Philip Davidson cảnh báo rằng Trung Quốc đang dùng các hoạt động quân sự để xác lập chủ quyền của mình ở Biển Đông, và đi ngược lại với luật pháp quốc tế cũng như cam kết của ông Tập hồi 2015.

đã bội hứa bằng cách gia tăng lắp đặt các thiết bị quân sự tinh vi của mình tại các đảo nhân tạo. Với cơ sở hạ tầng khổng lồ bao gồm các đường băng dài hơn 3.000m, nhà chứa máy bay chiến đấu và cầu cảng nước sâu rất thuận lợi cho việc triển khai các hành động không quân và hải quân nhanh chóng.

Trung Quốc đã cho triển khai máy bay chiến đấu J-11B, lắp đặt các tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B có tầm bắn gần 500km và tên lửa đất đối không HQ-9B có tầm bắn 250km, và cũng như các thiết bị phá sóng điện tử.

Chính vì vậy, việc triển khai máy bay ném bom ở các thực thể nhân tạo này chỉ còn là vấn đề thời gian. Cán cân quân sự ở khu vực đang bị đảo chiều nhanh chóng.

Đô đốc Davidson lo ngại rằng lợi thế của Mỹ so với Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương ngày càng giảm và tình hình sẽ xấu hơn nếu Mỹ và các đồng minh không có phản ứng kịp thời. Bản báo cáo của đô đốc tư lệnh INDOPACOM là hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ gần nhất của giới quân sự Mỹ về các hoạt động của Trung Quốc.

Trước đó, ngay ngày cuối năm 2018, giới hành pháp và lập pháp của Mỹ có quan điểm đồng nhất về tình hình châu Á - Thái Bình Dương khi Tổng thống Donald Trump ký ban hành Đạo luật sáng kiến trấn an châu Á (ARIA) với việc phân bổ ngân sách hằng năm lên tới 1,5 tỉ USD cho các đồng minh và đối tác an ninh để đối phó với những thách thức an ninh ngày càng tăng ở khu vực này.

Tứ bề thọ địch

Tuy nhiên, Mỹ không cô độc trong việc thách thức Trung Quốc. Các phản ứng gần đây của quốc gia đồng minh Mỹ đối với hành vi của Bắc Kinh khu vực Biển Đông cũng ngày càng rõ nét.

Vào cuối tháng 1, Bộ trưởng quốc phòng Úc Christopher Pyne trong bài phát biểu tại Singapore cũng thúc giục Trung Quốc hành xử có trách nhiệm ở khu vực Biển Đông khi quá trình quân sự hóa các thực thể nhân tạo đã gia tăng lo ngại về ý định chiến lược của Trung Quốc.

Ông Pyne cũng tái cam kết Úc là đồng minh của Mỹ trong việc giữ vững khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương hòa bình và vững mạnh. Trước đó vào giữa tháng 1, hải quân Anh lần đầu tập trận hải quân với Mỹ ở khu vực Biển Đông, vốn nằm xa khu vực ảnh hưởng truyền thống của Anh.

Cuộc tập trận chung này xảy ra sau khi tàu chiến 22.000 tấn HMS Albion thực hiện chuyến tuần tra tự do hàng hải ngay sát các đảo Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Hoàng Sa.

Những hành động không tuân theo luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông sẽ khiến cho Trung Quốc ngày càng bị cô lập khi điều này khiến các quốc gia phương Tây xích lại gần nhau hơn.

Mỹ cân nhắc khả năng mở thêm căn cứ gần Biển Đông

TTO - Tình trạng “quân sự hóa” của Trung Quốc tại Biển Đông là lý do khiến Mỹ bắt đầu thảo luận về khả năng điều động lực lượng và mở thêm căn cứ tại khu vực này.

TS NGUYỄN THÀNH TRUNG (giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế, ĐH KHXH&NV)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0