14/11/2018 07:24 GMT+7

Ba tiểu hành tinh 'rủ nhau' cùng bay qua Trái đất

MINH HẢI
MINH HẢI

TTO - Trong số này, tiểu hành tinh 2018 VX1 bay ngang Trái đất ở khoảng cách rất gần, chỉ khoảng 381.414 km.

Ba tiểu hành tinh rủ nhau cùng bay qua Trái đất - Ảnh 1.

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết  có chiều dài khoảng 6-20 m, đường kính từ 12-27m, di chuyển với tốc độ gần 7km mỗi giây. Nó bay sượt qua Trái đất vào 1h20 rạng sáng ngày 11-11 giờ Việt Nam.

Trước nó vài giờ, hai khác là 2018 VS1 và 2018 VR1 cũng bay ngang Trái đất vào lúc 21h03 và 21h19 ngày 10-11 nhưng ở khoảng cách xa hơn.

2018 VR1 được cho là hơi lớn hơn VS1, với đường kính ước tính từ 13-30 m. Khi bay ngang qua, khoảng cách từ 2018 VR1 Trái đất khoảng 503.563 km.

Mặc dù các tiểu hành tinh này không gây nguy hiểm cho sự sống trên hành tinh của chúng ta khi nó đi ngang qua, nhưng cách nhà khoa học cảnh báo những khối đá từ không gian vẫn có thể gây chết người.

Hàng chục triệu năm trước, một tiểu hành tinh khổng lồ là Chicxulub được cho là đã rơi xuống Trái đất, gây ra một loạt các sự kiện thảm khốc và giết chết phần lớn động vật, thực vật. Các nhà khoa học tin rằng đây là nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của hầu hết các loài khủng long.

Sự kiện "Tunguska" năm 1908, ít thảm khốc hơn Chicxulub nhưng cũng đã phá vỡ các cửa sổ, các tòa nhà bị hư hại và nhiều khu rừng bị san phẳng. Các báo cáo thiệt hại của NASA cho thấy Tunguska tạo ra vụ nổ mạnh gấp 1.000 lần quả bom nguyên tử tàn phá Hiroshima vào năm 1945.

Gần đây nhất là vụ nổ thiên thạch lớn nhất trong vòng 100 năm tại Nga khi một thiên thạch phát nổ trên bầu trời Chelyabinsk khiến hơn 1.500 người bị thương và làm hư hại hơn 7.000 tòa nhà.

Một tiểu hành tinh vừa bay sát Trái đất nhất trong 300 năm qua

TTO - Tiểu hành tinh có kích thước cỡ một sân bóng đá vừa bay ngang qua Trái đất với vận tốc 46.116 km/h.

MINH HẢI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên