Chủ tịch nước Trương Tấn Sang |
Chương trình này là một chỉ dấu quan trọng cho niềm hi vọng. Nhưng cần có hành động cụ thể hơn là ngồi viết những bài dài dòng về mong muốn tốt đẹp |
Giáo hoàng FRANCIS |
Tất cả chúng ta đều biết rằng chương trình phát triển bền vững này không phải là công cụ thần kỳ sẽ làm biến mất mọi vấn đề của hành tinh chúng ta. Nhưng rõ ràng chúng ta không thể chỉ tập trung cổ xúy cho phát triển ở Nam bán cầu trong khi phần bán cầu được xem là phát triển kia lại thờ ơ không góp sức gì |
Tổng thống Thụy Sĩ SIMONETTA SOMMARUGA |
Đây là một hội nghị mang tính lịch sử về số lượng nguyên thủ tham gia với hơn 160 người đứng đầu nhà nước và chính phủ. Đoàn đại biểu Việt Nam do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm trưởng đoàn đã tham dự hội nghị.
Sau lễ khai mạc ngày 25-9, hội nghị đã long trọng thông qua văn kiện “Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững” với 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu cụ thể. Trong ngày họp đầu tiên, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon và gần 60 tổng thống, thủ tướng đã đăng đàn phát biểu.
Phát biểu trong ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu bật ba thông điệp lớn của Việt Nam.
Đầu tiên, Chủ tịch nước khẳng định hòa bình và phát triển luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Các mục tiêu phát triển bền vững không thể trở thành hiện thực trong điều kiện chiến tranh, xung đột và bất ổn.
“Chúng ta chỉ tập trung được mọi nguồn lực cần thiết cho phát triển trong môi trường hòa bình, ổn định. Do đó, bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững” - Chủ tịch nước nói, đồng thời kêu gọi các thành viên Liên Hiệp Quốc cần thúc đẩy giải quyết thỏa đáng các xung đột, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, kiềm chế không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tăng cường hợp tác bình đẳng, cùng có lợi giữa các quốc gia.
Chủ tịch nước cũng đề cập việc cần có quyết tâm chính trị cao, phát huy tối đa nội lực và tiềm năng đất nước, đưa quan điểm bền vững trở thành định hướng thường xuyên, lâu dài và lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào mọi chiến lược và chương trình quốc gia.
Cùng với đó, cần tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển bền vững, trong đó các nước phát triển có trách nhiệm hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện các mục tiêu trên, đặc biệt là hỗ trợ nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ, tạo thuận lợi trong thương mại, tiếp cận nguồn vốn...
Chủ tịch nước cũng thông báo Việt Nam và các nước ASEAN đang nỗ lực xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, đồng thời cùng các nước liên quan duy trì hòa bình, an ninh trong khu vực nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển bền vững, trong đó có an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.
Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc 1982, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) và thúc đẩy sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Cuối cùng, Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững sẽ được thực hiện vì lợi ích chung của nhân loại và Việt Nam sẽ đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào các nỗ lực chung để không một cá nhân, một nước nào bị tụt hậu trong tiến trình này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận