05/11/2017 09:44 GMT+7

Ba tàu sân bay Mỹ tới châu Á bảo vệ ông Trump

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Ba hàng không mẫu hạm, khoảng chục tàu chiến, hàng trăm máy bay các loại của Mỹ đã hiện diện ở châu Á. Đó không hẳn là một sự phô diễn sức mạnh quân sự.

Ba tàu sân bay Mỹ tới châu Á bảo vệ ông Trump - Ảnh 1.

Vị trí các tàu sân bay, nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG) và tàu tấn công đổ bộ của Hải quân Mỹ ngày 30-10- Ảnh: USNI

Tối 3-11 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng phu nhân đã bắt đầu chuyến công du tới một loạt nước châu Á. Dự kiến hôm nay (5-11) ông Trump sẽ đến Nhật Bản, gặp gỡ Thủ tướng Shinzo Abe trước khi sang Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.

Đây được xem là chuyến công du nước ngoài dài nhất của một tổng thống Mỹ trong vòng hơn 2 thập kỷ qua. 

Trông đợi gì từ chuyến công du châu Á đầu tiên của ông Trump?

TTO - Cả châu Á đang dõi theo những sự kiện sắp diễn ra trong chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Mỹ đến khu vực. Chuyến đi này có gì đặc biệt?

Một tuần trước đó, ba tàu sân bay USS Nimitz, USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đã tề tựu tại khu vực hoạt động của Hạm đội 7 Mỹ. 

Ngày 25-10, Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ thông báo Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz đã tiến vào khu vực hoạt động của Hạm đội 7 tại Ấn Độ Dương. Một ngày trước đó, Hải quân Mỹ xác nhận Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã ở khu vực tây Thái Bình Dương.

Cùng với tàu sân bay USS Ronald Reagan đang ở tại Nhật Bản, thế kiềng 3 chân đang được tạo ra và có thể sẽ được duy trì trong suốt thời gian ông Trump ở khu vực Đông Á; với USS Nimitz tại Ấn Độ Dương, USS Ronald Reagan ở biển Nhật Bản và USS Theodore Roosevelt tại tây Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, theo trang USNI, không loại trừ khả năng cả 3 tàu này sẽ hội quân tại biển Nhật Bản và tiến hành diễn tập quy mô lớn, ngay trong thời gian ông Trump đến thăm 3 nước Đông Bắc Á.

Giới quan sát nhận định sự xuất hiện của ba tàu sân bay tại Đông Bắc Á còn chuyển tải thông điệp mang tính nắn gân tới Triều Tiên và Trung Quốc, ngoài nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống Trump. 

Hải quân Mỹ, tất nhiên, lên tiếng khẳng định việc triển khai này là bình thường, theo kế hoạch từ trước.

Khi một nhóm tác chiến tàu sân bay được triển khai, chúng tôi phải luôn trong tâm thế sẵn sàng cho mọi thứ

Chỉ huy tàu sân bay USS Theodore Roosevelt Carlos Sardiello

Cả USS Nimitz, USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đều là các tàu sân bay hạt nhân thuộc cùng lớp Nimitz và sở hữu các tính năng kỹ chiến thuật tương đương nhau. 

Cùng chiêm ngưỡng sức mạnh của ba tàu sân bay sẽ bảo vệ ông Trump ở châu Á.

Ba tàu sân bay Mỹ tới châu Á bảo vệ ông Trump - Ảnh 4.

USS Ronald Reagan (CVN-76) đang là tàu sân bay ở gần nhất các điểm đến trong chuyến công du của ông Trump. Con tàu nặng hơn 100.000 tấn này gia nhập Hải quân Mỹ năm 2003 và được điều chuyển về đóng tại căn cứ Yokosuka (Nhật Bản), thay cho USS George Washington năm 2015 - Ảnh: US Navy

Ba tàu sân bay Mỹ tới châu Á bảo vệ ông Trump - Ảnh 5.

Tiêm kích F/A-18 hạ cánh trên USS Ronald Reagan. Sức mạnh của con tàu nằm ở con số hơn 90 máy bay các loại từ tấn công, trinh sát, chỉ huy trên không,... có thể mang theo và triển khai - Ảnh: US Navy

Ba tàu sân bay Mỹ tới châu Á bảo vệ ông Trump - Ảnh 6.

Các máy bay có trong biên chế của USS Ronald Reagan khi được đưa lên boong lúc cập cảng - Ảnh: AP

Ba tàu sân bay Mỹ tới châu Á bảo vệ ông Trump - Ảnh 7.

Khi đi biển hoăc tác chiến, phần lớn các máy bay sẽ được đưa xuống khoang bên trong thân tàu để nhường mặt boong cho các hoạt động cất / hạ cánh. Trong ảnh: Tiêm kích F/A-18 trong khoang tàu USS Ronald Reagan - Ảnh: US Navy

Máy bay cất và hạ cánh trên boong tàu USS Ronald Reagan - Nguồn: Youtube

Ba tàu sân bay Mỹ tới châu Á bảo vệ ông Trump - Ảnh 9.

USS Theodore Roosevelt (CVN-71) là người anh của USS Ronald Reagan. Tàu được biên chế vào năm 1986 và sở hữu các thông số về chiều dài, lượng choán nước tương tự các tàu thuộc lớp Nimitz khác - Ảnh: CNN

Ba tàu sân bay Mỹ tới châu Á bảo vệ ông Trump - Ảnh 10.

Bản thân tàu sân bay không thể tự vệ trước các đòn tấn công của đối phương do đó cần sự hỗ trợ và bảo vệ từ các tàu chiến khác. Các nhóm này được gọi chung là Nhóm tác chiến tàu sân bay, thường gồm ít nhất 1 tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường, các tàu khu trục. Trong ảnh là Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt có hơn 7.500 thủy thủ và sĩ quan - Ảnh: US Navy

Ba tàu sân bay Mỹ tới châu Á bảo vệ ông Trump - Ảnh 11.

Tàu tuần dương USS Bunker Hill (CG-52) thuộc Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Để có thể đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ, USS Bunker Hill cũng như các tàu tuần dương khác thuộc lớp Ticonderoga được trang bị hỏa lực rất mạnh gồm 122 ống phóng tên lửa thằng đứng có thể phóng được nhiều loại tên lửa cùng lúc - Ảnh: US Navy

Ba tàu sân bay Mỹ tới châu Á bảo vệ ông Trump - Ảnh 12.

Đảm nhận cả nhiệm vụ tấn công và phòng thủ trong nhóm tác chiến tàu sân bay là các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường thuộc lớp Arleigh Burke. Hỏa lực của các tàu này thường yếu hơn các tàu tuần dương khi chỉ được trang bị khoảng 96 ống phóng thẳng đứng song vẫn sở hữu năng lực công thủ toàn diện. Trong ảnh: Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Halsey (DDG-97) thuộc Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevel. Các tàu thuộc lớp Arleigh Burke có thể phát động các cuộc tấn công phủ đầu bằng tên lửa hành trình Tomahawk - Ảnh: US Navy

Ba tàu sân bay Mỹ tới châu Á bảo vệ ông Trump - Ảnh 13.

USS Nimitz được xem là anh cả của tất cả các tàu sân bay hiện có của Mỹ. Đây là tàu sân bay đầu tiên trong lớp tàu cùng tên của Hải quân Mỹ. Dù đã trải qua hàng chục năm hoạt động, USS Nimitz vẫn nhận được sự tin tưởng và tiếp tục duy trì hoạt động. Đến với châu Á lần này, USS Nimitz sẽ dẫn đầu nhóm tác chiến tàu sân bay cùng tên - Ảnh: US Navy

Các hoạt động trên boong tàu sân bay USS Ronald Reagan khi nó ở Biển Đông năm 2016 - Nguồn: Youtube

BẢO DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên