Tàu chở dầu bên bờ vịnh Nakhodka, gần TP cảng Nakhodka, Nga ngày 12-8 - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, các nhà ngoại giao cho biết nguyên nhân là vì Ba Lan đòi giá trần đưa ra phải thấp hơn đề xuất của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nhằm cắt giảm khả năng tài chính của Nga trong lúc chiến sự Ukraine tiếp diễn.
"Không có thỏa thuận nào. Các văn bản pháp lý hiện đã được thống nhất, nhưng Ba Lan vẫn không đồng ý về mức giá trần đưa ra" - Hãng tin Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao.
Các nhà ngoại giao cho biết mặc dù cơ chế áp giá trần sẽ có hiệu lực vào ngày 5-12 tới, nhưng ngày đàm phán mới về mức giá trần hợp lý vẫn chưa được ấn định.
Nếu không có thỏa thuận nào đạt được về mức giá trần trước ngày 5-12, EU sẽ thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn vốn đã được thống nhất từ hồi tháng 5. Theo đó, khối này sẽ cấm nhập khẩu dầu thô của Nga từ ngày 5-12 và các sản phẩm dầu mỏ của Nga từ ngày 5-2-2023. Hungary và hai nước Trung Âu không giáp biển khác được miễn trừ và tiếp tục nhập khẩu dầu của Nga qua đường ống.
Vừa qua nhóm G7 đã đề xuất chính sách mềm dẻo hơn lệnh cấm vận của EU nhằm đảm bảo nguồn cung dầu mỏ ổn định cho nền kinh tế toàn cầu, bởi vì Nga hiện cung cấp 10% lượng dầu mỏ của thế giới.
G7 đề xuất EU và những khách hàng khác tiếp tục mua dầu của Nga nhưng chỉ khi ở mức giá bằng hoặc thấp hơn mức G7 đã đạt thỏa thuận là 65-70 USD/thùng.
Tuy nhiên, Ba Lan và một số nước cho rằng mức giá trần này không làm tổn hại cho Nga vì dầu thô của Nga đã được giao dịch ở mức 63,5 USD/thùng và chi phí sản xuất ước tính chỉ 20 USD/thùng.
Do đó, Ba Lan, Lithuania và Estonia đã thúc đẩy áp giá trần 30 USD/thùng. Còn Malta, Cyprus và Hy Lạp lo ngại đề xuất giá trần của nhóm G7 quá thấp.
Hãng tin Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao EU: "Người Ba Lan hoàn toàn không nhượng bộ về giá trần nếu không đề xuất một giải pháp thay thế có thể chấp nhận được. Rõ ràng có sự khó chịu ngày càng tăng trong lập trường của Ba Lan".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận