Huyện Sóc Sơn cương quyết xử lý các biệt phủ "mọc" trên đất rừng phòng hộ - Ảnh: VŨ TUẤN
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đức Tâm, phó chủ tịch UBND xã Minh Phú, cho hay xã tiếp tục đề nghị các hộ này khôi phục nguyên trạng đất rừng. Ba trường hợp tự ý tháo dỡ là gia đình các ông bà Phạm Đức Thắng, Đỗ Việt Anh và Trần Thị Kim.
Ông Tâm cũng cho biết có thêm ba hộ khác có thể tự nguyện phá dỡ trong tuần này.
Xã Minh Phú có 18 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên đất rừng phòng hộ. Mới đây, huyện Sóc Sơn đã ban hành văn bản cưỡng chế các công trình này nếu các hộ không tự giác phá dỡ trong tháng 11.
Ông Nguyễn Văn Hân, chủ tịch UBND xã Minh Phú, cũng bị tạm đình chỉ công tác điều hành UBND xã. Ông Hân chỉ tập trung giải quyết dứt điểm các trường hợp vi phạm trật tự trên đất rừng phòng hộ ở xã này.
Theo ông Đỗ Minh Tuấn, phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, đặc điểm rừng phòng hộ ở Sóc Sơn khác với nhiều địa phương khác. Cụ thể ở đây là dân ở trước, rừng có sau, nhà dân ở xen kẽ trên đất rừng. Do vậy khó "tách" đâu là đất rừng, đâu là đất sản xuất của các hộ dân.
Trong 18 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên đất rừng phòng hộ ở Minh Phú, chưa có ranh giới phân định rõ giữa diện tích do Ban quản lý rừng với các xã quản lý dẫn đến nhiều diện tích rừng theo quy hoạch 2008 giao cho Ban quản lý rừng quản lý nhưng lại do các địa phương giao cho các hộ bằng sổ lâm bạ, có xác nhận của xã.
Theo Ban quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội, nguyên nhân không chấp hành của một số chủ hộ có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, một trong số đó là việc "vênh" giữa quy hoạch rừng năm 2008 và hiện trạng sử dụng đất trên thực tế.
Cụ thể theo Quy hoạch rừng năm 2008, diện tích các hộ đang vi phạm do là Ban quản lý rừng quản lý nhưng trên thực tế, các hộ đều có sổ lâm bạ do UBND huyện Sóc Sơn cấp từ năm 1990, có hợp đồng chuyển nhượng qua xã xác nhận; trong hợp đồng có đất thổ cư, phiếu thu xây dựng cơ sở hạ tầng, hóa đơn nộp thuế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận