Hiện trường một vụ tai nạn giao thông - Ảnh: TTO |
- Không phải bất cứ cái gì nước ngoài áp dụng được là nước mình áp dụng được. Tất nhiên là chúng ta sẽ học hỏi những cái hay, tiếp thu những cái tốt nhưng phải phù hợp với dân mình.
- Lái xe uống rượu là vi phạm thì cứ phạt thật nặng lái xe. Cái này hoàn toàn ủng hộ.
- Chiếc xe không liên quan và nó dẫn đến hệ lụy trong các trường hợp sau:
+ Xe của cơ quan nhà nước, liệu nhà nước có tịch thu?
+ Xe của nước ngoài, liệu nước ta có tịch thu?
+ Xe của người lái xe, nếu tịch thu coi như rất nặng, nhưng thôi, coi như bụng làm dạ chịu nhưng xe cho mượn, có hợp lý? Xe cho thuê, có hợp lý?
Vì nếu tịch thu xong người lái xe không có tiền trả cho người chủ xe thì lại dẫn nhau ra tòa. Vậy là phát sinh một chuỗi sự kiện sau khi tịch thu xe. Khi ra tòa xong lái xe vẫn chưa có tiền trả thì lại tiến hành cưỡng chế. Việc lái xe uống rượu đã là sai, chúng ta xử lý không khéo hệ quả phía sau lại càng sai, làm khổ dân hơn ...
Mục tiêu là giảm tai nạn giao thông, làm giảm số người thương vong, làm giảm số người chết, làm giảm số người nằm viện vì giao thông...Ví dụ: Lái xe A bị đo nồng độ cồn vượt quá quy định (chưa gây tai nạn, tức là chưa có các hệ lụy phía sau) nhưng nếu ta tịch thu xe... là tức là ta bắt đầu tạo một hệ lụy khác... làm khổ người dân).
Nếu thật sự tịch thu xe khi tài xế say xỉn nặng giải quyết được vấn nạn tai nạn giao thông không kéo theo những hệ lụy liên đới với những người không trực tiếp lái xe; giảm đi tiêu cực thì cứ làm, còn không giải quyết được vấn nạn đó mà ngược lại làm tăng thêm hệ lụy liên đới với người không lái xe; tăng thêm tiêu cực thì ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm với việc này !?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận