05/05/2020 20:30 GMT+7

Ba bước trong kịch bản phục hồi kinh tế sau COVID-19

T.HÀ - N.AN
T.HÀ - N.AN

TTO - Để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi nền kinh tế, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương cho biết Bộ KH-ĐT sẽ trình dự thảo nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp sau cuộc gặp của Thủ tướng với các doanh nghiệp.

Ba bước trong kịch bản phục hồi kinh tế sau COVID-19 - Ảnh 1.

Sau hội nghị trực tuyến với các doanh nghiệp, sẽ có nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh COVID-19 - Ảnh: VIỆT DŨNG

Ông Phương đã cho biết như vậy khi trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online liên quan đến chính sách phục hồi kinh tế, cùng với các gói hỗ trợ đang triển khai tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 5-5 tại Hà Nội.

"Để tháo gỡ khó khăn, nền kinh tế cần có giải pháp đồng bộ hơn, mạnh hơn, rộng hơn, tiếp nối các giải pháp trước đây ban hành, với nội dung quan trọng liên quan đầu tư công, giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Đây là giải pháp cơ chế, chính sách nên chưa tính xem bao nhiêu tiền, nhưng đây là giải pháp mạnh tiếp nối giải pháp đề ra trong thời gian qua" - ông Phương nhìn nhận.

Đối với kịch bản phục hồi nền kinh tế, ông Phương cho hay Bộ KH-ĐT đã chủ động tham mưu báo cáo Chính phủ định hướng, giải pháp, với ba bước:

Thứ nhất, dịch diễn ra ưu tiên chống dịch thì giải pháp là cầm cự, giảm thiểu tối đa thiệt hại, để phục hồi nhanh sau này.

Thứ hai, nguy cơ và tác động dịch giảm đi nhiều, Việt Nam sẽ phục hồi dần dần, mở lại các hoạt động kinh tế và thúc đẩy thị trường trong nước trước, còn thị trường nước ngoài còn phụ thuộc vào diễn biến dịch của nhiều nước.

Với nền kinh tế có độ mở lớn thì phải phòng chống dịch kết hợp với mở dần kinh tế nên Bộ đã xây dựng kịch bản phát triển trong bối cảnh COVID-19 vẫn còn tồn tại, tức là chính sách kép là phát triển kinh tế và phòng chống dịch bệnh.

Thứ ba, là trạng thái tương lai, khi COVID-19 yên ổn trên thế giới, Bộ sẽ trọng tâm nghiên cứu đón bắt cơ hội, dịp ta có thể tận dụng thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước và đòi hỏi phải thay đổi nhiều cơ cấu kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm.

Trong số đó, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, tập đoàn kinh tế cân nhắc đa dạng hóa chuỗi cung ứng, Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là địa chỉ đầu tiên, nên sẽ bổ sung.

Liên quan cắt giảm lãi suất, cân nhắc tính toán như thế nào cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Hồng, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho biết khi dịch COVID-19 xảy ra Ngân hàng Nhà nước triển khai giải pháp về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Việc cơ cấu lại khoản vay, miễn giảm khoản vay, khoản vay mới cũng đã được giảm mặt bằng lãi suất cho vay, khoản cho vay cũ cũng nhận được sự đồng tình của các tổ chức tín dụng với khoản dư nợ cũ, giảm phí thanh toán, sẵn sàng nguồn vốn.

Với việc tiếp cận vốn khó khăn, không hạ chuẩn cho vay, bà Hồng cho rằng dịch COVID-19 diễn ra tác động lớn đến người dân, nên ảnh hưởng hệ thống tổ chức tín dụng ở góc độ tổ chức tín dụng cũng là doanh nghiệp, nên khi ngưng trệ sản xuất kinh doanh khiến nguồn thu dịch vụ giảm xuống, ảnh hưởng tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng...

"Khi hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng tác động lớn đến nền kinh tế vĩ mô. Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng cần giải pháp khác như hỗ trợ tăng trưởng tín dụng bằng việc thúc đẩy bảo lãnh cho doanh nghiệp, nên hi vọng thời gian tới tổ chức hội nghị đối thoại có giải pháp tích cực và quyết liệt hơn" - bà Hồng nhìn nhận.

Sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới sau dịch COVID-19 Sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới sau dịch COVID-19

TTO - Sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới sau khi dịch bệnh COVID-19 được khống chế, động viên doanh nghiệp để cùng với nỗ lực của Chính phủ, song song với chống dịch bệnh phải quyết tâm bứt phá đẩy nhanh thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội.

T.HÀ - N.AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên