Đạo diễn Huy Thành vừa đột ngột qua đời tại Pháp khi sang thăm con ngày 21-5 - Ảnh: Gia Tiến
Bộ phim đầu tiên làm nên tên tuổi của ông là (1966), đoạt giải Bông sen vàng LHP Việt Nam lần thứ nhất (1970).
Chuyển thể từ vở kịch cùng tên của nhà biên kịch Đào Hồng Cẩm, Nổi gió được xem là bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam nói về chiến tranh Việt Nam với bối cảnh miền Nam. Cuộc chiến tranh không chỉ chia cắt đất nước mà còn chia rẽ ngay cả trong làng xóm, gia đình khi anh em, bạn bè đi theo hai lý tưởng chính trị, hai chiến tuyến khác nhau.
Bìa DVD Nổi gió do Phương Nam phim phát hành
Gia đình chị Vân là một trường hợp như thế.
Chị Vân (Thụy Vân đóng) là một chiến sĩ cách mạng đi theo mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; trong khi em trai của chị là Trung úy Phương (Thế Anh đóng) là một sĩ quan cao cấp của quân lực Việt Nam Cộng hòa, người trở về làng để huấn luyện binh sĩ, tiêu diệt những người theo Cộng sản.
Sự lựa chọn đó khiến chị em không nhìn mặt nhau, chị Vân còn đuổi trung úy Phương ra khỏi nhà, dù họ vẫn còn giữ sự lưu luyến của tình ruột thịt.
Hình ảnh của chị Vân và những nhân vật phụ nữ khác trong phim như những bà má, những người chị, em gái trong mặt trận dân tộc giải phóng từng được xem là biểu tượng của "đội quân tóc dài đánh giặc" ở miền Nam.
Và không chỉ thành công với việc xây dựng hình ảnh người chiến sĩ cách mạng đầy khí phách, đạo diễn Huy Thành cũng rất thuyết phục khi mô tả những bước chuyển tâm lý của trung úy Phương của quân đội Việt Nam Cộng hòa, nhờ vào diễn xuất tinh tế của diễn viên Thế Anh, đặc biệt là trong những cảnh về cuối, khi trung úy Phương phải bước vào cuộc thử thách và lựa chọn giữa lý tưởng chính trị và gia đình ruột thịt, quê hương của mình.
Chất anh hùng ca của Nổi gió gây ấn tượng mạnh mẽ từ khi bộ phim ra đời năm 1966 và đến nay vẫn được xem là một trong những bộ phim kinh điển của cách mạng Việt Nam.
Sự thành công và sức mạnh tuyên truyền của Nổi gió khiến cả phe Việt Nam Cộng hòa từng nhận định: "Có làm phim tâm lý chiến thì phải học hỏi Cộng sản. Tuyên truyền nhưng vẫn đi vào nhân tâm."
Tác phẩm nổi bật tiếp theo của đạo diễn Huy Thành là Về nơi gió cát (1982), bộ phim về một vùng đất khắc nghiệt chịu nhiều đau thương trong thời chiến tranh và hậu chiến.
Cũng giống Nổi gió, Về nơi gió cát nói về tình thế trái ngang của các nhân vật khi đứng ở hai bờ chiến tuyến; nếu ở bộ phim trước là hai chị em ruột ở hai phe đối địch, thì trong bộ phim mới này là hai vợ chồng cũ. Bộ phim đoạt giải Bông sen vàng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 (1980).
Khác với Nổi gió và Về nơi gió cát với câu chuyện diễn ra ở miền quê nghèo và tinh thần đấu tranh bất khuất hay hòa giải dân tộc của người dân vùng quê, đặt bối cảnh Sài Gòn sau ngày giải phóng.
Xa và gần được chuyển thể từ tiểu thuyết nóng hổi tính thời sự của nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn và được thể hiện lên phim với cái nhìn đậm tính phản biện; cho dù nó có thể đã trở nên lỗi thời ở thời điểm hiện tại khi xem lại.
Một xã hội với cái cũ và cái mới; giữa hai ý thức hệ đan xen, đối đầu nhau một cách quyết liệt. Đạo diễn Huy Thành rất sắc sảo trong mô tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là những nhân vật đối chiều nhau với sự cực đoan như bà Thuận Thành (Thụy Vân), đại diện cho tầng lớp tư sản giàu có coi vật chất là điều quan trọng nhất và Hà (Hà Xuyên), cô con dâu "đỏ" quyết liệt cải tạo tư sản không ngần ngại đụng chạm, kể cả bà mẹ chồng và các cô em chồng luôn coi cô là kẻ đối địch.
Nhịp điệu và không khí của bộ phim đã tái hiện lại một thời không còn bóng dáng của chiến tranh, của mất mát; nhưng vẫn đầy rẫy sự chia rẽ, sự mâu thuẫn khó có thể hòa giải vì lý tưởng và con đường mà họ chọn.
Xa và gần đoạt Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 (1985)
Đây cũng là 3 bộ phim của đạo diễn Huy Thành được tuyển chọn vào cuốn sách 101 bộ phim Việt Nam hay nhất ra mắt trong thời gian tới.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận