16/05/2008 03:10 GMT+7

Ba bệnh đều nổi bóng nước, làm sao phân biệt?

BS LÊ ĐỨC THỌ (BV Hoàn Mỹ TP.HCM)
BS LÊ ĐỨC THỌ (BV Hoàn Mỹ TP.HCM)

TT - * Bệnh tay chân miệng thường gặp ở nhũ nhi và trẻ dưới 10 tuổi, nhưng cũng có thể gặp cả ở người trưởng thành. Biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng và nổi ban đỏ có bọng nước ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân.

slb8Ym6K.jpgPhóng to

Bệnh tay chân miệng

TT - * Bệnh tay chân miệng thường gặp ở nhũ nhi và trẻ dưới 10 tuổi, nhưng cũng có thể gặp cả ở người trưởng thành. Biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng và nổi ban đỏ có bọng nước ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Thời kỳ ủ bệnh thường 3-7 ngày. Triệu chứng đầu tiên là sốt, 1- 2 ngày sau sẽ xuất hiện những nốt hồng ban đường kính vài milimet nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bóng nước. Ở miệng có dạng vết loét, đường kính 4-8mm, thường ở phía trong miệng, ở trên lưỡi, tại vòm miệng hoặc ở lợi răng, làm trẻ nuốt đau (dễ nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường). Bóng nước ngoài da thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng chân hoặc cánh tay. Ở nhũ nhi có thể có ban dạng sẩn ở vùng mông hoặc nơi quấn tã lót.

Do bệnh thường xảy ra vào mùa hè thu, cùng thời gian với những bệnh lý khác ở da là bóng nước, nên phân biệt với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn như tụ cầu và liên cầu, bệnh do nhiễm siêu vi Herpes simplex hoặc thủy đậu, zona. Viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn thường xuất hiện ở những vị trí sau khi da có vết trầy sướt, ghẻ, chàm... bị bội nhiễm vi trùng tạo ra bóng nước.

Sang thương da có thể đau, ngứa, có mủ. Bóng nước do nhiễm Herpes simplex thường nổi thành từng chùm ở quanh miệng kèm cảm giác ngứa, rát. Các bệnh này có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong năm. Riêng bệnh tay chân miệng, sự hiện diện bóng nước ở cả ba vị trí tay, chân, miệng giúp ta loại trừ những bệnh lý khác.

36eTMaiy.jpgPhóng to

Bệnh thủy đậu

* Lứa tuổi mắc bệnh thủy đậu là đa số ở trẻ 5-11 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn, ở 90% đối tượng chưa chủng ngừa thủy đậu. Đặc trưng của bệnh là ngứa, phát ban ngoài da, ban sẩn có mụn nước, bóng nước thường kèm theo sốt.

Bóng nước do bệnh thủy đậu thường lõm ở giữa khi mới mọc, nổi rải rác toàn thân, bóng nước cũ xen lẫn bóng nước mới, có bóng nước trong lẫn bóng nước đục. Dấu hiệu ban đầu khi khởi bệnh là sốt, mệt mỏi, biếng ăn, đau cơ. Sau đó các nốt rạ xuất hiện ở da đầu, mặt, lan xuống thân và tay chân với số lượng từ 300 đến cả ngàn nốt gây ngứa ngáy, đau nhức rất khó chịu.

wsEnEfa2.jpgPhóng to

Bệnh zona

* Bệnh zona - trong dân gian gọi là giời leo - là một bệnh do siêu vi gây ra và chỉ xuất hiện ở những người từng bị thủy đậu trước đó. Lúc khởi bệnh, bệnh nhân cảm thấy đau, rát ở một vùng da kèm sốt, mệt mỏi. Sau đó nổi nhiều mụn nước to nhỏ không đều thành chùm trên nền hồng ban.Vị trí các mụn nước có thể nổi trên một vùng da hay niêm mạc nhưng đặc biệt là chỉ ở một bên cơ thể, hiếm khi lan qua bên đối diện.

Đau là một triệu chứng chính của bệnh do các rễ thần kinh bị tổn thương. Có khi chỉ đau vừa nhưng có khi đau rất dữ dội, nhất là người già. Hạch nách, cổ hay bẹn cùng bên và gần với vùng da bị bệnh có thể sưng to. Các mụn nước sẽ vỡ, chảy dịch, đóng mày và lành sẹo, có thể xấu hoặc không trong vòng hai, ba tuần. Một số ít trường hợp nặng có thể có biến chứng như bội nhiễm sang thương da, đau nhức thần kinh sau zona, viêm thần kinh thị giác, loét giác mạc, liệt thần kinh mặt… Mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ đều có thể mắc bệnh.

BS LÊ ĐỨC THỌ (BV Hoàn Mỹ TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên