Rạn san hô Great Barrier ở ngoài khơi Queensland, Australia. Ảnh: digital-classroom.nma.gov.au
Dưới làn nước xanh lam ngoài khơi Australia là một trong những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới, một khu rừng nhiều màu sắc nằm trong lòng đại dương nuôi dưỡng nhiều sinh vật sống - còn được biết đến là quần thể rạn san hô Great Barrier.
Tuy nhiên, dưới con mắt của các nhà khoa học, nơi đây cũng chứa đựng những dấu hiệu rõ ràng nhất về tình trạng biến đổi khí hậu.
Hàng tỈ sinh vật đơn bào dạng ống, hay còn gọi là các polyp, đã tạo ra một quần thể kỳ vĩ dài hơn 2,25km, có thể nhìn thấy từ trong không trung và được ước tính đã hàng triệu năm tuổi. Đây là nơi trú ngụ của hàng nghìn loài sinh vật và mang lại giá trị du lịch trị giá ước tính 6,4 tỈ USD mỗi năm.
Trước những ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu, quần thể rạn san hô Great Barrier không chết đi mà vẫn kiên cường đấu tranh để sinh tồn, cùng lúc làm dấy lên hy vọng và lo ngại cho các nhà nghiên cứu vốn đang chạy đua với thời gian để hiểu hơn về cách mà rạn san hô này tồn tại trong một thế giới ấm hơn.
Nhà chức trách Australia cũng đang tìm cách duy trì rạn san hô bằng cách kết hợp các kiến thức lịch sử và công nghệ mới.
Các bên đang nghiên cứu quá trình tái sinh sản của rạn san hô với hy vọng có thể thúc đẩy quá trình phát triển liên tục và giúp rạn san hô thích ứng với điều kiện biển ấm hơn và khắc nghiệt hơn.
Các dữ liệu quan sát chỉ ra các đợt sóng nhiệt và lốc xoáy dưới đại dương đã tàn phá khoảng 3.000 rạn san hô cấu thành nên quần thể Great Barrier.
Những chất thải gây ô nhiễm nguồn nước và số lượng sao biển ngày càng đông đúc gia tăng áp lực cho các rạn san hô.
Các nhà nghiên cứu cho biết biến đổi khí hậu đang gây ra thách thức cho Great Barrier và tất cả những sinh vật sống phụ thuộc vào quần thể này đồng thời cảnh báo thách thức sẽ còn nghiêm trọng hơn.
Đánh giá về những tổn hại mà các cơn bão và các đợt sóng nhiệt dưới lòng đại dương gây ra cho Great Barriers, Anne Hoggett, Giám đốc trạm nghiên cứu đảo Lizard, cho rằng đây là dấu hiệu rõ ràng về biến đổi khí hậu và điều này sẽ còn xảy ra nhiều lần.
Theo Mike Emslie, Giám đốc chương trình giám sát dài hạn rạn san hô thuộc Viện Khoa học đại dương Australia, đội ngũ của ông đã nhận thấy những thảm họa đe dọa quần thể rạn san hô ngày càng tồi tệ hơn và lan rộng hơn trong 37 năm thực hiện các nghiên cứu.
Các đợt sóng nhiệt trong những năm gần đây đã khiến vô số sinh vật nhỏ bé - vốn tạo ra năng lượng cho các rạn san hô thông qua quá trình quang hợp - bị đào thải, dẫn tới tình trạng 'tẩy trắng' các rạn san hô.
Không có những sinh vật này, các rạn san hô không thể phát triển, trở nên giòn hơn và khó có thể đáp ứng nhu cầu của gần 9.000 loài sống dựa vào các rạn san hô.
Trong khi đó, các cơn lốc xoáy dưới đáy biển xảy ra trong hàng chục năm qua đã phá vỡ một phần lớn diện tích rạn san hô.
Tuy nhiên, trong đợt sóng nhiệt gần đây, đội nghiên cứu tại AIMS nhận thấy các san hô mọc trở lại nhanh hơn dự kiến.
Khi các rạn san hô không chết đi mà mọc trở lại nhanh hơn các nhà nghiên cứu tin rằng quần thể kỳ diệu này có thể hồi phục tốt nếu có cơ hội và cách tốt nhất để tạo cơ hội này là cắt giảm khí thải carbon.
Bên cạnh đó, kế hoạch hồi phục rạn san hô cũng được Chính phủ Australia vạch ra với bước đầu tiên là tìm hiểu về vòng đời còn nhiều bí ẩn của san hô.
Hàng chục nhà nghiên cứu Australia đã trực tiếp khảo sát tại quần thể khi các điều kiện đều chín muồi, thích hợp nhất cho quá trình tái sinh sản san hô đó là khi thời tiết chuyển từ Đông sang Xuân, ấm áp hơn.
Do quá trình tự nhiên này diễn ra tự quá chậm chạp khó có thể giúp các rạn san hô tồn tại được lâu dài trong điều kiện khí hậu ấm hơn nên nhóm nghiên cứu đã lặn xuống nước để thu thập trứng san hô và tinh trùng trong mùa sinh sản, đưa về các phòng thí nghiệm để nghiên cứu cách kích thích san hô sinh sản nhanh hơn và củng cố những gene giúp san hô có khả năng chống chịu tốt hơn ở điều kiện nhiệt độ cao.
Kết hợp với các công nghệ nuôi trồng san hô, nhóm nghiên cứu hy vọng có thể tạo ra thêm hàng chục đến hàng trăm triệu san hô con mỗi năm và cấy vào các rạn san hô.
Trong thành công bước đầu, các nhà nghiên cứu đã gây giống san hô trong phòng thí nghiệm dù không phải mùa sinh sản, mang lại hy vọng có thể mở rộng quy mô điều chỉnh gene để có những giống chịu nhiệt tốt hơn.
Trong những năm gần đây, Australia đã hứng chịu nhiều thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng chưa từng thấy như những đám cháy rừng, lũ lụt và lốc xoáy ngày càng khốc liệt do khí hậu bất ổn.
Do đó, chính phủ nước này cũng đang dành sự quan tâm lớn hơn cho vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó có những tác động tới quần thể rạn san hô Great Bariers biểu tượng của nước này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận