Như vậy, sau khi áp thấp nhiệt đới khu vực giữa Biển Đông suy yếu thì một áp thấp nhiệt đới khác hình thành phía đông và vượt qua đảo Luzon (Philipines) vào Biển Đông gây thời tiết xấu trên vùng biển này.
Hôm 27-6, áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 600km về phía đông đông bắc.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (từ 40-50km/giờ), giật cấp 7-8. Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km hướng về phía đông bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía đông bắc, giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận - Cà Mau, Cà Mau - Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa dông, gió cấp 6, giật cấp 7-9.
Trong khi đó, hoàn lưu của vùng áp thấp ngoài khơi nam Trung bộ (suy yếu từ áp thấp nhiệt đới trước đó) tiếp tục gây mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông mạnh cho khu vực từ Đà Nẵng -Bình Thuận, các tỉnh Tây Nguyên và Nam bộ.
Trên các sông từ Quảng Nam đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên có khả năng xuất hiện một đợt lũ. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ tại các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên.
Thông báo cho 83.531 phương tiện phòng tránh áp thấp nhiệt đới Văn phòng Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) cho biết ngày 27-6, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đã phối hợp với địa phương, chủ tàu thông báo, hướng dẫn được 83.531 phương tiện 391.724 người biết diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh. Trong đó, khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa) có: 725 tàu 9.017 ngư dân. Số còn lại hoạt động ven bờ, neo đậu tại bến và các khu vực khác: 82.806 tàu 382.707 người (T.PHÙNG - CHUNG THUỶ) |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận