phải đối mặt với tình trạng quá tải - Ảnh: Getty Images
Ở bất cứ đâu trên trái đất, bạn cũng có thể tìm thấy những vùng đất đang phải đối mặt với tình trạng quá tải khách du lịch, từ Santorini, Thái Lan, tới Venice, Barcelona, Dubrovnik... Ai cũng muốn trải nghiệm điểm đến như người địa phương, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi chính những người dân sống ở đó không thể ăn ở quán mình thích hay tận hưởng một buổi chiều bình yên vì đám đông du khách tràn đến?
Cách đây 5 năm, "" còn là một thuật ngữ xa lạ. Tuy nhiên, giờ đây, điều này đã trở thành mối lo ngại của không ít thành phố, hòn đảo, thậm chí là cả các quốc gia, khi phải chật vật đáp ứng một lượng khách du lịch khổng lồ. Nền kinh tế chia sẻ - như Airbnb - đã tăng trưởng ngoạn mục trong thế kỷ qua, thay đổi phương thức lưu trú trên toàn thế giới.
Sự phát triển của ngành hàng không, du thuyền... đưa một lượng khách lớn tới những điểm đến khó tưởng tượng trước kia.
Những vấn đề của Venice
Venice (Italy) phải đối mặt với nhiều nguy cơ khi mực nước biển dâng lên. Tuy nhiên, 30 triệu lượt khách tới đây hàng năm có thể còn là một vấn đề lớn hơn điều đó. Một số chuyên gia cho rằng cộng đồng địa phương sẽ xuống mức 0 vào năm 2030 - tức là chẳng còn người gốc Venice nào sống tại thành phố này.
Nguyên nhân chủ yếu là do giá thuê nhà tăng cao, bờ biển bị dòng du thuyền tấp nập không dứt tàn phá. Bên cạnh đó, hành vi của nhiều du khách - như xả rác, ngồi vạ vật khắp nơi - khiến người địa phương tức giận.
Cách Venice hơn 10.000 km, hòn đảo nhỏ bé của Philippines cũng gặp phải vấn đề tương tự. Lượng khách hàng năm tới đây tăng vọt từ 260.000 lượt vào năm 2000 lên 650.000 vào năm 2009, một phần là nhờ các khu nghỉ dưỡng sang trọng như Shangri-La Boracay Resort & Spa.
Năm 2017, lượng khách tới đây vượt quá 2 triệu lượt. Trên những bãi biển vốn đẹp như tranh vẽ đầy rác thải như túi bóng, đồ đựng thực phẩm...
Các con phố cũng chung số phận. Tình trạng này nghiêm trọng tới mức vào tháng 2, chính quyền phải đóng cửa đảo 6 tháng để cải thiện môi trường.
Hi vọng cho những vùng quá tải du lịch
Trong khi đó, quần đảo Azores của Bồ Đào Nha, với làn nước xanh biếc của vùng Caribbean, những thác nước ngoạn mục, suối nước nóng tuyệt đẹp và hệ động vật hoang dã phong phú... đã nhận thức rõ nguy cơ tiềm ẩn của quá tải du lịch.
Khi lượng khách Mỹ ở lại qua đêm tăng 28,8% trong khoảng 2016-2017, chính quyền đã có sẵn các kế hoạch quản lý phòng khách sạn và phát triển theo hướng điểm đến bền vững.
Không có giải pháp đơn nhất nào cho tình trạng quá tải du lịch. Tuy nhiên, một chương trình dài hơi có thể là phương thức hợp lý. Khi lượng khách tới Machu Picchu tăng từ 400.000 lượt vào năm 1996 đến 1,4 triệu lượt vào năm 2016, UNESCO đã lên tiếng cảnh báo, do lượng người đi bộ vượt quá khả năng chịu đựng của cơ sở hạ tầng.
Họ có ý định đưa khu thành cổ này vào danh sách "Danh sách Di sản thế giới đang bị đe dọa", nhưng chính phủ Peru đã học hỏi cách làm của quần đảo Azores: một kế hoạch 5 năm trị giá 43,7 triệu USD, nhằm quản lý lượng khách và bảo tồn di tích, giúp UNESCO tự tin trở lại.
là một trong những quốc gia phát triển du lịch bền vững, tập trung vào giá trị và bảo vệ môi trường - Ảnh: Roundglass
Quản lý lượng khách cũng là bí quyết trong phương thức tiếp cận "Giá trị cao, tác động thấp" trong ngành du lịch của Bhutan. Vương quốc trên dãy Himalaya này tính phí mỗi du khách 250 USD một ngày (200 USD trong mùa thấp điểm), đã bao gồm ăn ở, di chuyển và hướng dẫn viên. Đồng thời, du khách sẽ phải đặt trước chuyến đi với một đơn vị do chính phủ quản lý.
Điều này cho phép Bhutan kiểm soát cả chất lượng và số lượng của các chuyến đi tại quốc gia này. Hình thức đó giúp lượng khách tại Bhutan ổn định, không xảy ra tình trạng quá tải, đồng thời Buhtan có thể đầu tư vào việc bảo tồn và phát triển cơ sở hạ tầng.
Theo tờ CN Traveler, du lịch sẽ không có dấu hiệu giảm xuống hay dừng lại. Giữ cho mọi thứ bền vững và bình ổn là nhiệm vụ của cả du khách và các điểm đến. Điều này không cần phép màu, nhưng sẽ cần rất nhiều nỗ lực.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận