18/04/2017 09:44 GMT+7

Áo Công chúa Mỹ Lương được Nguyên Phong Đoạn Lĩnh phỏng dựng

ĐỖ TRƯỜNG
ĐỖ TRƯỜNG

TTO - Nguyên Phong Đoạn Lĩnh là nhóm bạn trẻ đam mê công việc phỏng dựng trang phục hoàng gia Việt Nam. Trang phục của vua, hoàng hậu, mệnh phụ (vợ quan) và phụ nữ hoàng gia qua từng thời kỳ lịch sử được nhóm phỏng dựng sinh động.

*** Error ***
Nhóm Nguyên Phong Đoạn Lĩnh mất gần 2 tháng để hoàn thành áo Nhật Bình, phỏng dựng lại trang phục của công chúa Mỹ Lương (con gái vua Dục Đức) - Ảnh: Nguyên Phong Đoạn Lĩnh

Ra đời được ba tháng, Nguyên Phong Đoạn Lĩnh gồm năm thành viên: Trần Quang Minh Tân - phỏng dựng trang phục; Phạm Lê Minh Tuấn - truyền thông, đối ngoại; Diệp Lê Tuấn - nội dung kiến thức cổ phong; Mai Anh Trung - lo về hình ảnh; Lê Thùy Dương - thư ký nhóm.

Niềm đam mê phỏng dựng cổ trang đã kết nối năm bạn trẻ ấy với nhau.

Phỏng dựng áo của công chúa Mỹ Lương

Nguyên Phong Đoạn Lĩnh được hiểu nôm na là ý muốn giữ lại giá trị văn hóa của trang phục cổ ở các thời kỳ lịch sử nước ta. Đến nay, nhóm đã hoàn thành việc phỏng dựng chiếc áo Đoàn Loan Nhật Bình của công chúa Mỹ Lương (con gái vua Dục Đức, chị cả vua Thành Thái) sau gần hai tháng.

Chiếc áo Nhật Bình được may chính bằng máy may công nghiệp, máy vi tính. Nhóm ước lượng nếu may và thêu thủ công sử dụng đúng chất liệu có thể chi phí hơn 1 tỉ đồng, nên chọn phương án lấy đồng thay vàng và sử dụng khéo léo các chất liệu hiếm như vải satanh - làm bằng lụa tơ tằm nguyên chất dùng may trang phục hoàng gia (đặt từ Hàn Quốc) - để tiết kiệm chi phí.

Theo Nguyên Phong Đoạn Lĩnh, “qua phỏng dựng chiếc áo Nhật Bình, người xem có thể thấy được kiểu dáng, đường nét, màu sắc, hoa văn... của trang phục thời kỳ trước thế nào. Rất khó tìm chất liệu gốc, nên nhóm dùng chất liệu hiện nay như lãnh Mỹ A thay thế”.

Các công đoạn chính phỏng dựng một chiếc áo cổ trang gồm: thu thập và nghiên cứu tài liệu sách sử; chọn lựa và đặt mua chất liệu; đặt kéo may và chỉnh sửa tác phẩm.

“Công đoạn nào cũng khó khăn, đòi hỏi sự tỉ mỉ và tập trung dữ lắm. Bên Pháp còn lưu trữ sử sách, hình ảnh, hiện vật về văn hóa lịch sử của Việt Nam.

Chúng tôi nhờ bạn bè đến thư viện, bảo tàng mua sách ghi chép và chụp hình gửi về nước để tham khảo. Ở một số triều đại nước ta sử sách bị đốt do chiến tranh, nên việc nghiên cứu tài liệu sử sách rất gian nan” - Minh Tuấn nói.

Trong hình là công chúa Mỹ Lương tức bà Chúa Nhất (con gái vua Dục Đức, chị cả của vua Thành Thái). Trong bức ảnh bà vận áo Đoàn Loan Nhật Bình nền vải màu cam đỏ, trên áo thêu các hoa văn trang trí, bên trong vận một bộ áo thường ngũ thân cổ thấp, mặc quần màu đồng bộ với màu áo Nhật Bình. Đầu chít khăn vành màu xanh ngọc bích, theo sau có hai cô hầu gái cầm quạt. Bức ảnh chụp công chúa và người hầu được đăng trong loạt ảnh màu hiếm có được phóng viên tạp chí National Geographic chụp ở Đông Dương năm 1931.
Trong hình là công chúa Mỹ Lương tức bà Chúa Nhất (con gái vua Dục Đức, chị cả của vua Thành Thái). Trong bức ảnh bà vận áo Đoàn Loan Nhật Bình nền vải màu cam đỏ, trên áo thêu các hoa văn trang trí, bên trong vận một bộ áo thường ngũ thân cổ thấp, mặc quần màu đồng bộ với màu áo Nhật Bình. Đầu chít khăn vành màu xanh ngọc bích, theo sau có hai cô hầu gái cầm quạt. Bức ảnh chụp công chúa và người hầu được đăng trong loạt ảnh màu hiếm có được phóng viên tạp chí National Geographic chụp ở Đông Dương năm 1931.

Mong có buổi diễn trang phục xưa

Nguyên Phong Đoạn Lĩnh đang chọn phỏng dựng các trang phục hoàng gia triều Nguyễn. Đây là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, hình ảnh vua chúa hoàng gia được lưu lại bằng ảnh chụp nên nhóm tiếp cận dễ dàng.

Sau khi hoàn thành áo Nhật Bình, nhóm đang nghiên cứu phỏng dựng các áo như Giao Lĩnh, Duyên Lĩnh, Trực Lĩnh... để “sắp tới khán giả TP.HCM sẽ được thưởng thức một sô thời trang phỏng dựng do Nguyên Phong Đoạn Lĩnh tổ chức vào cuối năm 2017” như mong muốn của nhóm.

Trước câu hỏi vì sao chọn phỏng dựng cổ trang không liên quan đến ngành học và công việc hiện tại, Minh Tuấn thay mặt nhóm chia sẻ:

“Nhóm muốn thông qua các bộ trang phục được phỏng dựng như thế này thì mọi người, đặc biệt là giới trẻ, nhìn vào thấy thích thú rồi tìm về dòng lịch sử văn hóa của nước nhà.

Lâu nay, nhiều bạn trẻ không mấy hứng thú với lịch sử, nhóm nhận ra là do phương thức truyền tải kiến thức lịch sử nhiều khi chưa thực sự hấp dẫn.

Với việc phỏng dựng cổ trang, chúng tôi mong muốn đây như một phương thức truyền tải mới. Bởi trang phục phản ánh nét văn hóa lịch sử qua mỗi thời kỳ”.

Nhiều người trẻ tìm về văn hóa cổ

Trên mạng xã hội Facebook cũng có khá nhiều nhóm với hàng nghìn thành viên đang nghiên cứu về việc phục dựng cổ trang Việt Nam.

Nhóm Đại Việt cổ phong (Vietnam-Ancient) được thành lập năm 2014 bởi các bạn trẻ đam mê tìm hiểu về văn hóa cổ Việt Nam và có mong ước tái hiện văn vật của nước Việt xưa một cách chuẩn xác nhất.

Nhóm có hai mục tiêu chính là nghiên cứu và phổ biến kiến thức về văn hóa xác thực và phục dựng văn vật của Việt Nam từ triều Nguyễn về trước. Hoạt động chính của nhóm là phỏng dựng và phục dựng những nét đẹp xưa của Việt Nam như kiến trúc, nghi thức, cảnh quan và trang phục...

Nhóm Hoa văn Đại Việt lại chú trọng khôi phục các hoa văn truyền thống của người Việt dưới định dạng Vector, để cung cấp miễn phí cho cộng đồng sáng tạo nghệ thuật Việt Nam ứng dụng trong các sản phẩm như điện ảnh, mỹ thuật công nghiệp, trang phục...

Nhóm Đình làng Việt bên cạnh nghiên cứu các di sản như đình, đền, chùa còn chú trọng nghiên cứu những hướng điều chỉnh áo dài dành cho nam để phù hợp với cuộc sống hiện đại.

V.V.TUÂN

Một số hình ảnh phục dựng trang phục xưa: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỖ TRƯỜNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên