Tuyết rơi hiếm thấy ở tây bắc Algeria ngoài rìa sa mạc Sahara.
Tuy các nhà khoa học từng đo được nhiệt độ ở sa mạc Sahara cao nhất trên trái đất nhưng ở đây cũng từng chứng kiến tuyết rơi dày đến 40cm.
Ở sa mạc nhiệt độ ban đêm thường giảm sâu nhưng rất hiếm khi tuyết rơi vì không khí rất khô.
Đây là lần thứ 3 trong vòng 40 năm nay khu vực này ghi nhận tuyết rơi.
Đây là bức ảnh về đoạn hẹp nhất của eo biển Bering nối châu Á và châu Mỹ. Khoảng cách giữa mũi Dezhnev trên bán đảo Chukutka (Nga) và mũi Cape Prince of Wales thuộc ban Alaska (Mỹ) là khoảng 82km.
Nếu tính khoảng cách giữa các đảo chủ quyền, khoảng cách giữa Nga và Mỹ gần đến bất ngờ, chỉ khoảng 3,8km - là khoảng cách giữa đảo Big Diomede (Nga) và đảo Little Diomede (Mỹ). Hai hòn đảo có thể nhìn thấy rất rõ trong bức ảnh trên.
Vùng nước giữa hai hòn đảo được chia đôi lấy làm biên giới trên biển giữa Nga và Mỹ. Ranh giới này cũng được lấy làm đường chuyển ngày quốc tế. Do vậy 2 hòn đảo được đặt biệt danh đảo "ngày mai" và đảo "hôm qua".
Đỉnh Mayon trên đảo Luzon thuộc Phillipines là một trong những núi lửa hoạt động nhất trên thế giới.
Hai ảnh trên mô tả núi lửa trước và trong kì phun trào núi lửa. Bức ảnh thứ 2 sử dụng sắc màu giả nhằm mô phỏng tầm ảnh hưởng của dung nham phun ra từ đỉnh Mayon.
Nước ngày càng cạn kiệt ở Cape Town, Nam Phi. Bức ảnh bên trái chụp tháng 1-2014, bức sau chụp tháng 1-2018. Màu xanh trong ảnh là các hồ nước, phần còn lại được tô màu xám để dễ phân biệt.
Cape Town ở bờ tây Nam Phi đang đối diện với nguy cơ cạn kiệt nước sạch. Theo chính quyền địa phương, với mức độ sử dụng nước như hiện nay, chỉ đến tháng 4, tất cả vòi nước trong thành phố sẽ ngừng hoạt động. Khi đó, 3,7 triệu cư dân sẽ phải sống dựa vào 1 trong 200 điểm cấp nước công cộng.
Cuối tháng 1 vừa qua, 6 hồ nước quan trọng ở Cape Town chỉ còn chứa 26% dung tích hồ. Trong khi đó đập Theewaterskloof giữ vai trò cung cấp nước cho phân nửa cư dân thành phố cũng chỉ còn 13% dung tích. Điều đáng nói là cũng vào thời điểm này 4 năm trước, nước trong đập Theewaterskloof gần như đầy nước.
Ảnh trên là hình ảnh trước và sau thảm họa kép cháy rừng - mưa bão ở California, Mỹ. Hai bức ảnh cho thấy cùng 1 vị trí trước và sau khi Montecito thuộc bang California (Mỹ) liên tiếp gánh chịu 2 thảm họa liên tiếp: cháy rừng rồi mưa bão.
Bức ảnh đầu tiên chụp ngày 23-11-2017 trước khi cháy rừng, bức thứ hai chụp ngày 10-1-2018 sau khi lở bùn quét qua.
Vùng đất thịnh vượng miền bác Los Angeles biến thành một cảnh hoang tàn giữa tháng 1 khi bùn đất và rác rưởi quét qua vào, làm 18 người chết. Lở bùn ở đây gây ra bởi mưa lớn và như được "thêm dầu vào lửa" khi hơn 113.000 ha rừng đã bị hủy diệt bởi trận cháy lịch sử.
Trong bức ảnh thứ hai, màu nâu chính là bùn đất, màu xanh là cây rừng may mắn sống sót sau hỏa hoạn.
Đây là bức ảnh một phần đồng bằng Yukon ở Alaska (Mỹ). Sông Yukon chảy qua tỉnh British Columbia và vùng lãnh thổ Yukon ở Canada trước khi vào địa phận Alaska (Mỹ) và cuối cùng đổ vào biển Bering.
Màu vàng đất trong bức ảnh mô tả lượng trầm tích sông đổ ra biển vào khoảng thời gian đầu năm.
Các nhà khoa học cho rằng lượng trầm tích đã tăng lên đáng kể trong vài thập niên lớp băng vĩnh cửu của sông Yukon dần tan chảy cũng tác động của hiện tượng ấm dần lên toàn cầu.
Rất hiếm khi thấy tuyết rơi ở Savannah, Georgia nhưng vệ tinh Landsat 8 của NASA đã chụp lại bức ảnh này trong mùa đông dữ dội năm nay.
Theo Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Mỹ, tuyết ở sân bay khu vực trên dày đến 3cm, đứng thứ 7 trong lịch sử độ dày tuyết rơi trong ngày.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận