Phóng to |
Peter Gillespie, đồng phạm Kevin Xu, hộp thuốc giả và dây chuyền đóng hộp thuốc giả của Gillespie tại Basingstoke (Anh) - Ảnh: Reuters |
Hàn Quốc xử phạt 15 dược sĩ bán thuốc giả Ngày 21-3, 15 dược sĩ ở Hàn Quốc đã phải ra tòa vì tội bán thuốc Viagra và Cialis - điều trị bệnh rối loạn cương dương ở nam giới - có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tòa án chỉ xử phạt hành chính 15 dược sĩ đó từ 2.800-6.500 USD. Cơ quan điều tra cho biết những can phạm trên đã mua Viagra giả từ Trung Quốc với giá 2 USD/viên và bán ra với giá 14 USD/viên. Hãng tin Yonhap cho hay hiện các cơ quan điều tra tiếp tục mở rộng cuộc điều tra để triệt đường mua bán thuốc giả ở Hàn Quốc, vì cảnh sát tình nghi một số bác sĩ và các nhà phân phối đã cấu kết với 15 dược sĩ trên để kê toa bán thuốc cho bệnh nhân. |
Đây là đường dây xuyên quốc gia, từ Trung Quốc qua Bỉ và Mauritius. Gillespie, 64 tuổi, nhập 72.000 hộp thuốc từ Trung Quốc, tương đương 2 triệu liều thuốc, từ tháng 12-2006 đến tháng 5-2007. Trị giá số thuốc giả là 2,3 triệu USD nhưng hắn bán lẻ ra thị trường thu được tổng cộng 7,7 triệu USD.
Bằng các thủ đoạn khôn khéo, Gillespie nhập thuốc không có nhãn mác từ Trung Quốc, sau đó cho in vỏ hộp để “hô biến” thuốc giả thành thuốc nhập khẩu từ Pháp. Hắn trang bị cả một nhà kho với dây chuyền đóng hộp thuốc giả.
Gillespie tung ra thị trường ba loại thuốc giả: Casodex, dùng điều trị ung thư tuyến tiền liệt với giá 209,3 USD/hộp, Plavix điều trị bệnh tim có giá 57,2 USD/hộp và Zyprexa, 130,8 USD/28 viên. Hàng ngàn bệnh nhân ung thư ở Anh có nguy cơ chết sớm vì sử dụng những loại thuốc giả do Gillespie nhập từ Trung Quốc. Còn Zyprexa là loại thuốc mà khoảng 145.000 bệnh nhân tại Anh phải dùng để điều trị chứng tâm thần phân liệt.
Cảnh sát cho biết thuốc giả được phân phối đến các nhà thuốc, bệnh viện, nhà dưỡng lão và ít nhất 100.000 liều thuốc dỏm đã được kê toa cho bệnh nhân. Năm 2007, hơn 25.000 người bị bệnh nặng, bao gồm những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt, đã sử dụng số thuốc giả của Gillespie.
Vụ việc được phát giác sau khi một nhà phân phối thuốc tình cờ phát hiện những mã vạch bất thường trên sản phẩm thuốc của Gillespie và báo ngay cho cảnh sát. Cảnh sát đã kịp thu hồi 40.000 hộp thuốc giả.
Văn phòng kiểm tra thuốc và sản phẩm y tế Anh (MHRA) mất đến bốn năm mới phá được vụ án và đưa Gillespie ra ánh sáng công lý. Chi phí cuộc điều tra lên đến 1,2 triệu USD.
MHRA phát hiện số thuốc mà Gillespie nhập vào Anh do một người mang quốc tịch Trung Quốc tên Kevin Xu cung cấp. Tên này sau đó bị hải quan Mỹ bắt khi đưa thuốc giả từ Trung Quốc vào thị trường Mỹ và bị phạt tù sáu năm rưỡi ở Mỹ vào năm 2008.
Điều tra viên Mick Deats thuộc MHRA cho biết hiện chưa tìm thấy bằng chứng về tác dụng phụ do việc sử dụng thuốc giả của Gillespie. Nếu phát hiện được, Gillespie sẽ bị xử án nặng hơn.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm những loại thuốc giả có trị giá đến 32 triệu USD được tung ra thị trường khắp thế giới. Hầu hết thuốc giả được sản xuất ở châu Á và Trung Quốc bị nghi ngờ là một trong những nguồn cung cấp thuốc giả, theo Daily Mail.
MHRA ước tính khoảng 90% thuốc được rao bán trên mạng ở Anh là thuốc giả. Tờ Daily Mail dẫn nguồn điều tra của MHRA cho biết một số loại thuốc giả có chứa những chất hóa học rất độc hại cho sức khỏe con người như thuốc diệt chuột, axit boric...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận