10/02/2021 13:43 GMT+7

Anh em ‘Hiền - Lành’ hơn 20 năm nối nghiệp đánh bóng lư đồng

BÔNG MAI
BÔNG MAI

TTO - Hơn 20 năm ròng, hai anh em "Hiền - Lành" nối nghiệp cha đều đặn nhận đánh bóng lư đồng, kiếm tiền triệu những ngày cận Tết Tân Sửu.

Hai anh em Hiền - Lành cùng những người thân đang tất bật đánh bóng lư đồng trong ngày cận Tết Tân Sửu - Video: BÔNG MAI

Giữa không khí Tết rộn rã, bên góc đường Trần Quang Khải (Q.1, TP.HCM), dáng người nhỏ thó, anh Nguyễn Ngọc Lành (hay còn gọi là Sơn, 42 tuổi) nhanh nhẹn nhận giỏ xách đựng các lư đồng cũ, sẫm màu vì thắp hương quanh năm do khách vừa giao để đánh bóng.

Kiểm lại một lượt, anh Lành rút tập giấy ghi số tiền và gửi biên nhận cho khách, hẹn mai tới lấy rồi cẩn thận lấy bút lông đánh số để tránh nhầm lẫn.

Anh em ‘Hiền - Lành’ hơn 20 năm nối nghiệp đánh bóng lư đồng - Ảnh 2.

Anh Nguyễn Ngọc Lành ghi biên nhận đánh bóng lư đồng cho khách - Ảnh: BÔNG MAI

Tùy số lượng của bộ lư khách đem đến, độ lớn nhỏ, lư trơn hay lư có hoa văn chạm trổ phức tạp… anh Lành sẽ định giá công đánh bóng, thấp thì 20.000 - 50.000 đồng, trung bình 150.000 - 500.000 đồng, có bộ trên 1 triệu đồng. Theo anh Lành, đợt Tết này do dịch nên ít khách hơn, tuy nhiên nhiều khả năng vẫn kiếm hơn chục triệu đồng.

"Nhiều bộ rất mắc tiền, phải cẩn thận chứ không có tiền đền (cười). Lư đồng dùng để thờ cúng ông bà, mang lại may mắn nên nhiều người rất xem trọng, không thể nhầm hay làm hư", anh Lành nói, rồi đưa các bộ lư đồng này cho người chú ngồi kế bên rửa sạch lớp bụi, tro đọng bên trong đáy và bên ngoài lư.

Anh tên Lành, nhưng tấm biển nhỏ phủ bụi thời gian được anh treo phía trên lại là "Hậu nhận đánh bóng lư - đồng - nhôm - inox" kèm số điện thoại.

"Hậu là tên cha tôi, ông mất cách đây hơn 20 năm, tôi làm tiếp nghề này từ đó tới giờ. Số điện thoại trên là của mẹ", anh Lành chia sẻ.

Ngồi kế anh Lành là những người thân trong gia đình, làm từ 6h sáng đến 6h tối, phụ trách các khâu từ nhận lư đồng, tháo các bộ phận, rửa, phơi, đánh bóng, lau mới, lắp ráp, giao trả khách.

Anh em ‘Hiền - Lành’ hơn 20 năm nối nghiệp đánh bóng lư đồng - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Ngọc Hiền khéo léo đánh bóng chiếc lư - Ảnh: BÔNG MAI

Sau khi các bộ phận của lư đồng được tháo rời, rửa sạch, anh Lành chuyển sang cho người anh ruột là Nguyễn Ngọc Hiền (44 tuổi). Một tay giữ chiếc lư đồng nặng trĩu, một tay anh Hiền cầm cục lơ xanh quẹt hóa chất vào cuộn vải đang được môtơ quay tròn, rồi khéo léo di chuyển các mặt lư, lớp bóng sáng dần lộ ra.

Đánh bóng lư xong, anh Hiền tâm sự từ năm 14 tuổi hai anh em đã phụ ba làm nghề này, sau khi ba mất vẫn nối nghiệp. Thu nhập nghề này bấp bênh nên gần đây anh Hiền chuyển làm nhân viên văn phòng, phụ trách quản lý xe tải của một công ty, Tết đến ra phụ em.

"Kiếm tiền được mấy ngày gần Tết thôi, chứ trong năm heo hút lắm, ai cũng làm nghề này nghề kia. Làm lai rai từ đầu tháng chạp, mấy ngày giáp Tết mới bắt đầu đông khách. 25 Tết mọi người cúng đưa ông bà, sau đó mới hạ lư đồng xuống đem cho mình đánh bóng" - anh Hiền nói, đôi tay bám đầy bụi khi đánh bóng lư.

Anh em ‘Hiền - Lành’ hơn 20 năm nối nghiệp đánh bóng lư đồng - Ảnh 4.

Khách nhận lư đồng đã đánh bóng - Ảnh: BÔNG MAI

Ở góc nhỏ mưu sinh này, có những vị khách đều đặn hàng chục năm ghé tới gửi gắm tân trang món đồ thờ cúng tổ tiên.

"Tính ra hơn 10 năm rồi, năm nào cũng tới, riết quen luôn, đánh bóng cho đẹp, chỗ này uy tín, yên tâm" - cô Nguyễn Thị Kim Ba (56 tuổi, Q.Bình Thạnh) nói, an tâm giao bộ lư đồng cho anh Lành.

Hình ảnh hai anh Hiền - Lành và người thân tất bật đánh bóng lư đồng vào ngày cận Tết:

Anh em ‘Hiền - Lành’ hơn 20 năm nối nghiệp đánh bóng lư đồng - Ảnh 5.

Anh Lành đánh số vào các lư đồng cũ để tránh nhầm lẫn - Ảnh: BÔNG MAI

Anh em ‘Hiền - Lành’ hơn 20 năm nối nghiệp đánh bóng lư đồng - Ảnh 6.

Một người quen của hai anh em Hiền - Lành rửa lư đồng - Ảnh: BÔNG MAI

Anh em ‘Hiền - Lành’ hơn 20 năm nối nghiệp đánh bóng lư đồng - Ảnh 7.

Các bộ phận của lư đồng sau khi rửa sạch được phơi ráo - Ảnh: BÔNG MAI

Anh em ‘Hiền - Lành’ hơn 20 năm nối nghiệp đánh bóng lư đồng - Ảnh 8.

Anh Lành mang các bộ phận lư đồng đã tháo rời ra cho người chú và anh ruột đánh bóng - Ảnh: BÔNG MAI

Anh em ‘Hiền - Lành’ hơn 20 năm nối nghiệp đánh bóng lư đồng - Ảnh 9.

Anh Hiền cẩn thận di chuyển các bộ phận của lư để đánh bóng, các bộ lư đồng càng chạm trổ cầu kỳ càng phải cẩn trọng để khỏi bị hư hỏng, nhiều bộ lư có giá trị rất cao về cả vật chất lẫn tinh thần - Ảnh: BÔNG MAI

Anh em ‘Hiền - Lành’ hơn 20 năm nối nghiệp đánh bóng lư đồng - Ảnh 10.

Ngoài hai anh em Hiền - Lành, các người chú, bác trong họ hàng cũng ra phụ giúp. Với nghề này, dịp Tết mới trở nên sôi động, nhiều người trong năm làm đủ nghề, kể như làm thợ hồ, cuối năm mới ra đánh bóng lư - Ảnh: BÔNG MAI

Anh em ‘Hiền - Lành’ hơn 20 năm nối nghiệp đánh bóng lư đồng - Ảnh 11.

Cô Nguyễn Thị Kim Ba (56 tuổi) là khách quen của hai anh em Hiền - Lành, hơn 10 năm tới đây để đánh bóng lư - Ảnh: BÔNG MAI

Anh em ‘Hiền - Lành’ hơn 20 năm nối nghiệp đánh bóng lư đồng - Ảnh 12.

Lư đồng đang được đánh bóng - Ảnh: BÔNG MAI

Anh em ‘Hiền - Lành’ hơn 20 năm nối nghiệp đánh bóng lư đồng - Ảnh 13.

Chị Thiên Trang (họ hàng) lau lư đồng đã đánh bóng xong - Ảnh: BÔNG MAI

Anh em ‘Hiền - Lành’ hơn 20 năm nối nghiệp đánh bóng lư đồng - Ảnh 14.

Lư đồng mới cóng sẵn sàng giao cho khách kịp mang về thờ phụng ông bà trong dịp năm mới - Ảnh: BÔNG MAI

Tết xưa - Tết nay: Ai đánh bóng lư đồng nào Tết xưa - Tết nay: Ai đánh bóng lư đồng nào

TTO - Tiếng rao văng vẳng tha thiết, đậm giọng Bắc khiến kẻ tha hương tò mò ngó xuống đường. Một chú thanh niên tuổi chưa đầy 30 chạy chiếc xe cũ xì khói um cả phố chở mớ đồ nghề xộc xệch, cứ vài chục mét lại tha thiết "ai đánh bóng lư đồng nào".

BÔNG MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên