Ông Trần Văn Thêm - người 43 năm phải mang thân phận tử tù - Ảnh: T.Lụa |
“Nếu tòa án xét xử hàng nghìn vụ tốt, nhưng chỉ một vụ gây oan sai thì sẽ có dư luận không tốt Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp của Quốc hội |
Lê Thị Nga |
Đến thời điểm hiện tại, ông Thêm có lẽ là trường hợp mang thân phận bị can lâu nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam.
Thời gian qua, các vụ án oan được xem là hi hữu trong lịch sử tố tụng lần lượt được công bố. Ông (Bắc Giang) được trả tự do sau 10 năm thụ án tù oan, “người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) bị oan sai với hơn 17 năm ngồi tù và mới đây là ông với nỗi oan dài 46 năm.
Trong vụ án giết người cướp của xảy ra năm 1970, hung thủ dùng búa bổ củi với lưỡi sắc lẹm chém vào đầu làm một người tử vong, ông Thêm bị vết thương dài thấu sọ. Nhưng khi bị buộc nhận tội, ông Thêm khai dùng chiếc cọc thồ xe đạp bằng gỗ để gây án và tự làm mình bị thương.
Ông Cù Văn Tiện, người trực tiếp điều tra vụ án và đề nghị trả tự do cho ông Thêm năm 1975, chỉ rõ nguyên nhân khiến ông Thêm bị oan là do khâu khám nghiệm hiện trường, đánh giá chứng cứ giai đoạn điều tra và xét xử rất chủ quan và sơ sài.
Chỉ khi hung thủ của vụ án đầu thú, cơ quan điều tra mới tìm thấy hung khí gây án, tổ chức thực nghiệm hiện trường... thì những điểm tối mới được làm sáng tỏ.
Nguyên viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hòa Bình (nay là chánh án TAND tối cao) cho rằng vụ ông Nguyễn Thanh Chấn như một bài học đắt giá đối với những người làm công tác tố tụng.
Theo ông Nguyễn Hòa Bình, hiện trường vụ giết người tại Thôn Me năm 2003 có vết vân chân để lại. Kết quả giám định vết vân chân ấy không phải của ông Chấn. Tuy nhiên kết quả này đã bị điều tra viên giấu đi, không đưa vào hồ sơ vụ án.
Mặc dù vậy, cơ quan điều tra và tòa án vẫn cho rằng “dấu chân để lại hiện trường gần giống với dấu chân của ông Chấn”. Sau khi ông Chấn được giải oan, vết chân được đưa đi giám định lại và kết quả đó là dấu vết của Lý Nguyễn Chung, hung thủ thật sự của vụ án.
Một vụ án oan xảy ra là sai sót của cả quy trình tố tụng gồm điều tra, truy tố, xét xử. Trong đó khâu thu thập đầy đủ dấu vết tại hiện trường, gửi mẫu đi giám định khoa học là cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giải quyết vụ án.
Tại buổi xin lỗi ông Trần Văn Thêm, đại diện liên ngành các cơ quan tư pháp trung ương đã đọc lời xin lỗi và mong được người tù oan tha thứ. Họ cũng thừa nhận “đây là bài học đắt giá mà chúng tôi phải rút kinh nghiệm sâu sắc để không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm”.
Hi vọng những “bài học đắt giá”, những lời hứa nghiêm túc rút kinh nghiệm không phải là câu nói sáo rỗng, mà phải được thực thi, phải được thấm thía tới mỗi cán bộ công chức trong các cơ quan tiến hành tố tụng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận