Hầu hết chúng ta thường chỉ ăn phần thịt quả và bỏ hạt. Một số người lại có thói quen giữ lại hạt để nấu, vì hạt có vị bùi, thơm, ngon miệng...
Cụ thể, trong mỗi 28 gr hạt mít có chứa 11 gr Carbs, 0,5g chất xơ, 8% Riboflavin, 7%Thiamine. 5% Magiê, 4 % Phốt pho và nhiều protein, vitamin, khoáng chất cùng chất chống oxy hóa khác.
Tốt cho đường ruột
Từ hàng nghìn năm trước, hạt mít đã được sử dụng trong y học cổ truyền với lợi ích lớn nhất là hỗ trợ tiêu hóa, chữa tiêu chảy, làm giảm chứng táo bón, kích thích nhu động ruột.
Các nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện rằng, loại hạt này chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, có lợi cho không chỉ đường ruột.
Đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa
Một nghiên cứu năm 2019 của Sri Lanka cho thấy bề mặt của hạt mít được bao phủ bởi các hạt nhỏ, hoạt động như chất kháng khuẩn.
Các nhà khoa học đã thử nghiệm các hạt này chống lại các vi khuẩn thông thường, chẳng hạn như E. coli , và kết luận rằng hạt mít có tiềm năng phát triển thành các chất điều trị, để ngăn ngừa bệnh truyền qua thực phẩm.
Chống ung thư, tăng cường miễn dịch
Một số nghiên cứu khoa học khác cũng cho thấy rằng hạt mít có thể có một số đặc tính chống ung thư, do có hàm lượng hợp chất chống oxy hóa cao, đặc biệt là flavonoid, saponin và phenol.
Những hợp chất thực vật này có thể giúp chống lại chứng viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch.
Một nghiên cứu trên ống nghiệm đăng trên tạp chí Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine năm 2017 còn cho thấy, chiết xuất hạt mít làm giảm sự hình thành các mạch máu ung thư tới 61%.
Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ giới hạn trong ống nghiệm và động vật. Cần có thêm nhiều nghiên cứu để điều tra xem hạt mít có tác dụng chống ung thư ở người hay không.
Tác dụng hỗ trợ tiêu hóa
Tương tự như các loại hạt khác, hạt mít chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.
Chất xơ đi qua đường tiêu hóa sẽ giúp bình thường hóa nhu động ruột, bằng cách bổ sung số lượng lớn vào phân, làm cho chúng mềm hơn, giảm nguy cơ táo bón.
Chất xơ được coi là một prebiotic, giúp nuôi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng chức năng miễn dịch, bảo vệ chống lại bệnh viêm ruột và làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
Bên cạnh đó, do hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa cao nên việc tiêu thụ hạt mít có thể cải thiện mức cholesterol của chúng ta.
Vì sao hạt mít có hại?
Mặc dù hạt mít có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, nhưng vẫn có một số mối lo ngại tiềm ẩn.
1- Làm tăng nguy cơ chảy máu
Trong một nghiên cứu năm 2015 trên Tạp chí Quốc tế về Dược phẩm và Khoa học Dược phẩm, nếu người đang dùng các loại thuốc cầm máu thì không nên ăn hạt mít, vì khi kết hợp với nhau nguy cơ loãng máu càng tăng cao. Đặc biệt những bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu (Aspirin), thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen hoặc naproxen).
2- Hạt mít chứa chất kháng dinh dưỡng
Hạt mít thô có chứa chất kháng dinh dưỡng mạnh mẽ là tannin và chất ức chế trypsin. Những chất này có thể cản trở sự hấp thụ và tiêu hóa chất dinh dưỡng.
Tanin và chất ức chế Trypsin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm đậu nành, hạt đu đủ và hạt mít. Tanin có thể liên kết với các khoáng chất, chẳng hạn như kẽm và sắt, và tạo thành một khối không hòa tan, làm giảm khả năng hấp thụ các khoáng chất này của cơ thể.
Trypsin cản trở quá trình tiêu hóa protein, gây khó khăn cho việc tiêu hóa thức ăn.
Vì những lý do này, tuyệt đối không ăn hạt mít sống. Nấu chín hạt mít bằng cách rang hoặc luộc chúng, sẽ làm giảm tác dụng kháng dinh dưỡng của chúng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận