Công trình Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông ngày 21-4-2017 - Ảnh: REUTERS
Phát biểu tại cuộc họp báo hằng tuần ngày 16-7, trả lời câu hỏi về lập trường của Ấn Độ sau khi Mỹ bác bỏ hầu hết yêu sách biển của Trung Quốc ở Biển Đông, ông Srivastava nói: "Quan điểm của chúng tôi về vấn đề này là rõ ràng và nhất quán. Biển Đông là một phần của các nguồn lực chung toàn cầu".
"Chúng tôi cương quyết ủng hộ tự do hàng hải, hàng không và hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở trên các tuyến đường thủy quốc tế này, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982".
Ông Srivastava cho biết Ấn Độ có lợi ích gắn với hòa bình và ổn định trong khu vực này, đồng thời khẳng định Ấn Độ cũng tin tưởng rằng bất kỳ sự khác biệt nào cũng cần được giải quyết một cách hòa bình thông qua các quy trình ngoại giao và pháp lý, mà không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Theo báo Times of India, vào tháng 5-2020 Ấn Độ cũng từng đưa ra tuyên bố tương tự khẳng định lập trường của mình về Biển Đông.
Tuyên bố của Ấn Độ được đưa ra sau khi Úc, quốc gia chủ chốt khác ở khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương, khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ "rất mạnh mẽ" tự do hàng hải trên Biển Đông.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng về quan điểm của họ đối với các yêu sách quá mức của Trung Quốc ở Biển Đông, theo đó Mỹ bác bỏ hầu hết các yêu sách vô lý của Trung Quốc và công nhận quyền hàng hải của các nước khác có liên quan.
"Chúng tôi đang làm rõ một điều rằng các tuyên bố của Bắc Kinh đối với tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn phi pháp, cũng như chiến dịch bắt nạt của Trung Quốc nhằm kiểm soát chúng".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận