Nguyên do hàng đầu được nêu ra là vì các nước được xem là vựa lúa khai thác quá mức nguồn nước ngầm, cộng với việc biến đổi khí hậu khiến nước mặn xâm nhập.
Các vùng đồng bằng rộng lớn tại Việt Nam, Bangladesh và Myanmar - những nước sản xuất lúa gạo lớn - sẽ phải đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn và lũ lụt nhiều hơn.
Do đó, theo các chuyên gia, các nước này sẽ cần chuyển sang sản xuất lúa gạo có khả năng chống chịu lũ lụt và nhiễm mặn.
Lũ lụt cũng có thể xảy ra nhiều hơn tại các đồng bằng Indo-Gangetic do sự gia tăng băng tan ở dãy Himalaya.
Ông Tharman Shanmugaratnam, đồng chủ tịch của Ủy ban toàn cầu về kinh tế nước, đồng thời là bộ trưởng cấp cao và bộ trưởng điều phối của Singapore, cảnh báo: “Đây không phải là sự kết thúc của việc trồng lúa ở châu Á, nhưng các tập quán canh tác hàng thế kỷ đã đạt đến giới hạn của chúng".
Ông nói: “Toàn bộ khu vực đã khai thác nước ngầm quá mức, trong khi những khu vực khác phải đối mặt với tình trạng xâm nhập mặn ngày càng tăng.
Nông dân ở miền bắc Ấn Độ sử dụng điện trợ giá để bơm nước ngầm dưới mặt đất phục vụ canh tác lúa, khiến mực nước ngầm sụt giảm trong nhiều năm.
Ông Tharman cho rằng nông dân phải được khuyến khích áp dụng các biện pháp tưới tiêu thông minh - giúp giảm thiểu việc sử dụng nước bằng cách đo lường một cách khoa học - và sản xuất lúa chịu lũ và chịu hạn.
Mô hình kỹ thuật cho thấy các quốc gia như Trung Quốc và các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể sẽ chuyển từ nhà xuất khẩu lương thực ròng sang nhập khẩu lương thực ròng vào năm 2050 do khan hiếm nước.
Trên toàn cầu, khoảng 700 tỉ USD do các nhà nước trợ cấp đang khắc phục tình trạng tiêu thụ nước ngầm quá mức và các hành vi khác gây nguy hiểm cho môi trường, theo Ủy ban Kinh tế nước toàn cầu.
Các chuyên gia về khí hậu cho biết châu Á dễ bị tổn thương hơn các châu lục khác, do mật độ dân số cao và cơ chế đối phó thấp hơn đối với hầu hết dân số.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận