Người dân đổ rác ra đường phố phản đối đảo chính ở Myanmar - Ảnh: REUTERS
Theo BBC, có hàng ngàn người đã vượt sang biên giới Ấn Độ và Thái Lan nhưng đều bị lực lượng biên phòng hai nước láng giềng chặn lại. Chính quyền ở Bangkok cho biết họ "tôn trọng nhân quyền" của những người tị nạn, nhưng muốn tránh một làn sóng "di cư".
Sau khi rút lại chỉ thị, cơ quan nội vụ của bang Manipur còn yêu cầu phải đối xử với người di cư từ Myanmar trên tinh thần "nhân đạo" và "tiếp tục cung cấp mọi hỗ trợ", gồm cả việc chữa trị cho những người bị thương.
Theo thỏa thuận trước đây giữa chính quyền Myanmar và Ấn Độ, người dân hai nước có thể đi sang biên giới của nhau và ở lại tối đa 14 ngày. Tuy nhiên, do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, thỏa thuận này bị tạm ngừng.
Theo BBC, chưa có thống kê đầy đủ nào về số người Myanmar đã chạy sang Ấn Độ từ sau cuộc đảo chính, nhưng ước lượng khoảng 700 người.
Ngày 1-2, quân đội Myanmar tiến hành đảo chính, bắt giữ và điều tra cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và những nhà lãnh đạo dân sự khác. Hành động này dẫn đến làn sóng biểu tình trên đường phố ở nhiều địa phương trên cả nước. Đáp lại, lực lượng an ninh đã dùng vũ lực trấn áp người biểu tình. Cho đến nay, đã có ít nhất 510 thường dân tử vong, trong đó có trẻ em.
Cũng trong ngày 30-3, Bộ Ngoại giao Philippines ra tuyên bố cho biết họ "vô cùng sốc" trước việc lực lượng an ninh Myanmar dùng sức mạnh quá mức, không cần thiết và không tương xứng chống lại dân thường, đồng thời kêu gọi chính quyền không dùng vũ lực gây chết người với người biểu tình.
Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Philippines ủng hộ giải pháp mang lại một nền dân chủ "đầy đủ hơn" cho Myanmar, bắt đầu bằng việc trả tự do cho cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và những nhà lãnh đạo dân sự khác.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận