Nhưng với điện thoại di động có kết nối Internet thì lại khác. Công nghệ đang đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến lá phiếu cử tri ở đây.
Cách nào tốt nhất để hiểu về một đất nước Ấn Độ mới? Có lẽ đoạn quảng cáo 30 giây về dịch vụ Internet của một hãng viễn thông đủ nói lên tất cả. Trong đoạn quảng cáo, một chính trị gia phát biểu hùng hồn trước dân làng, hứa hẹn sẽ đem lại nguồn nước cho họ. Bài diễn văn của ông ta bị một thanh niên trẻ phá bĩnh. Người này rút điện thoại thông minh trong túi ra, mở một đoạn phim trên YouTube cho mọi người xem. Cũng chính chính trị gia đó một năm về trước đã hứa hẹn y như vậy. “Tôi có thể là dân nhà quê nhưng đừng nghĩ ông lừa được tôi nhé” - anh chàng này đáp trả lại.
Xu hướng sử dụng công nghệ ở nông thôn cũng đang tăng lên. Thống kê của Cơ quan quản lý viễn thông Ấn Độ cho thấy 40% thuê bao di động nằm ở các làng và thị trấn nhỏ. Thuê bao ở nông thôn hiện đang tăng trưởng gấp đôi so với thành thị. |
Theo CNN, trong những năm gần đây, ở Ấn Độ chỉ có 57 triệu thuê bao Internet băng thông rộng cho máy tính. Tuy nhiên, Ấn Độ lại đang có đến khoảng 900 triệu thuê bao di động nhờ những chiếc điện thoại thông minh rẻ tiền cùng các gói truy cập Internet giá rẻ.
Trong mùa bầu cử năm nay, Ấn Độ chứng kiến một lực lượng cử tri trẻ. Hơn 100 triệu cử tri ở nước này đã đủ 18 tuổi trong năm năm qua và lần đầu đi bỏ phiếu. Một nửa dân số Ấn Độ dưới 30 tuổi (tuổi trung bình 28). Nếu gộp tất cả những yếu tố kể trên lại, có thể thấy đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ, một lượng lớn người Ấn Độ đã có thể kết nối và tương tác với nhau. Họ biết về từng ngóc ngách bí mật của các chính trị gia và những thông tin này là một thứ quyền lực.
Một số ý kiến cho rằng xu hướng về công nghệ và tuổi tác cho thấy bầu cử ở Ấn Độ sẽ được quyết định và tranh giành dựa trên mạng xã hội. Quả thật, nhiều chính trị gia đổ xô lên các mạng xã hội như Twitter, Facebook hay Google+. Theo CNN, ứng cử viên sáng giá cho cương vị thủ tướng sắp tới, ông Narenda Modi - hiện đang có người “thích” trên Facebook nhiều thứ hai thế giới là 13 triệu lượt - chỉ sau Tổng thống Mỹ Barack Obama với 40 triệu lượt “thích”.
Lượng đăng nội dung trên mạng Twitter mang tính chính trị ở Ấn Độ cũng tăng 600% trong năm qua. Hiệp hội Internet và di động Ấn Độ nhận định các chiến dịch trên mạng xã hội có thể lôi kéo tới 4% số cử tri.
Theo CNN, các nhà bình luận thậm chí còn dẫn số liệu trên để nói rằng cuộc bầu cử lần này ở Ấn Độ là “cuộc bầu cử mạng xã hội” đầu tiên tại đây.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận