Phóng to |
Tê giác bị giết hại do cặp sừng có giá trị - Ảnh: Reuters |
“Kiểm lâm bang Maharashtra sẽ được miễn trừ các tội về nhân quyền khi họ ra tay chống lại tội phạm săn trộm” - ông Patangrao Kadam, bộ trưởng lâm nghiệp bang Maharashtra, cho biết.
Ấn Độ là nơi sinh sống của một nửa trong số 3.200 con hổ quý hiếm trên thế giới. Chính nạn săn trộm đã khiến số lượng loài này giảm đi đáng kể.
Theo Tổ chức bảo vệ thú hoang dã Ấn Độ, 14 con hổ quý hiếm đã bị các thợ săn sát hại trong năm 2012, trong đó có tới 8 con bị săn bắt trộm tại bang Maharashtra.
Ông SWH Naqvi - đội trưởng đội bảo vệ rừng Maharashtra - cho biết việc lần ra các tay săn trộm trở nên vô cùng khó khăn khi chúng tổ chức săn bắn vào ban đêm. Ông kêu gọi chính phủ đầu tư thêm vào nguồn quỹ bảo vệ môi trường và hỗ trợ lực lượng kiểm lâm tiêu diệt các tay săn trộm này.
Nạn săn trộm hoành hành ngày một nghiêm trọng trong các khu rừng Ấn Độ. Nhiều loài voi và tê giác quý hiếm nằm phơi mình đến chết vì bị thợ săn cắt mất cặp ngà và sừng. Các bộ phận của hổ, voi, tê giác được tiêu thụ mạnh tại chợ đen với mức giá ngất ngưởng. Chúng được cho là những dược liệu quý hiếm trong các phương thuốc truyền thống Trung Hoa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận