Phóng to |
Hai diễn viên Tăng Thanh Hà và Lương Mạnh Hải trong Bỗng dưng muốn khóc - một bộ phim có phần âm nhạc được đánh giá cao - Ảnh: hanoinews.com |
Nghe Những nẻo đường phù sa và những ca khúc khác của nhạc sĩ Bảo Phúc
Nhớ lại nhiều bộ phim truyền hình ngày xưa không chỉ hay mà phần âm nhạc trong phim đã để lại trong lòng người xem nhiều xúc động như Giã từ dĩ vãng, Người Hà Nội, Những nẻo đườngphù sa, Đồng tiền xương máu… Nội dung phim và phần âm nhạc của những phim này thật sự được trau chuốt kỹ lưỡng. Khi âm nhạc vang lên khán giả biết ngay đó là phim nào!
Điều đặc biệt hơn là những ca khúc Giã từ dĩ vãng (Nguyễn Đức Trung), Những nẻo đường phùsa (Bảo Phúc) trong bộ phim cùng tên hay ca khúc Chị tôi (Trọng Đài - Đoàn Thị Tảo) trong bộ phim Người Hà Nội đã vượt ra khỏi giới hạn của bộ phim, trở thành ca khúc độc lập và được khán giả yêu thích nhiều năm liền. Cũng chính những ca khúc này đã góp phần làm nên tên tuổi những ca sĩ như Phương Thanh, Mỹ Linh, Mai Hoa…
Vài năm trở lại đây cũng có nhiều bộ phim truyền hình mà phần âm nhạc là những ca khúc trong phim được khán giả đón nhận và yêu mến như ca khúc Bỗng dưng muốn khóc (Minh Thư), Ngôi nhà hạnh phúc (Thủy Tiên)… trong những bộ phim cùng tên.
Thế nhưng, gần đây nhất hàng loạt bộ phim truyền hình đã và đang công chiếu như: Gia đình sốđỏ, Cha dượng, Gió nghịch mùa, Cổng mặt trời, Thứ ba học trò, Nợ đa tình... phần âm nhạc trong phim thật sự đã không còn gây ấn tượng với người xem.
Để phần âm nhạc trong phim truyền hình hiện nay được khán giả đón nhận thì các nhà làm phim phải đầu tư một cách nghiêm túc hơn nữa. Một bộ phim truyền hình hay không thể có phần âm nhạc làm cẩu thả, vội vàng. Một ca khúc hay trong phim không thể được thể hiện bởi một giọng hát “vô hồn”.
* Lời thoại giống văn viết hơn là văn nói
Về kịch bản, không phải phim Việt Nam không có những kịch bản hay. Có thể kể đến như Đấtphương Nam, Bỗng dưng muốn khóc… của phim truyền hình, hay Dòng máu anh hùng, Trăngnơi đáy giếng, Áo lụa Hà Đông… của thể loại điện ảnh. Người ta đặt câu hỏi tại sao những kịch bản này lại đi vào lòng công chúng? Vì nó đơn giản, gần gũi.
Hiện nay xem phim Việt mà tôi cứ nghĩ lời thoại được dịch ra từ một phim nước ngoài nào đó, giống văn viết hơn là văn nói (mà nhân vật phim chỉ toàn nói thôi). Ví dụ người miền Nam hay gọi nhau là Phương thay vì Hà Phương, Tuấn thay vì Minh Tuấn, cha mẹ không gọi con cái là cô ấy, anh ấy mà là con nhỏ, con Phương, hay nó… Đến diễn viên khi thoại còn ngượng miệng thì hỏi sao người nghe không ngứa tai!
Phục trang hóa trang cũng có khi làm người ta giật mình. Có cô gái quê nào đi cấy mà môi son đỏ chót, mắt gắn mi dài…? Không phải đem “mốt” vào phim thì phim sẽ “mốt”.
* Đầu tư thêm cho cảnh phim
Các nhà làm phim Việt hãy chịu khó đầu tư để cảnh phim giống như đời thật. Ví dụ với phim Mỹ, cảnh một đồn cảnh sát đã được những nhà làm phim xây dựng rất thật với đầy đủ bàn ghế, tài liệu, cả cảnh làm việc ở phòng bên cạnh, kẻ bị bắt đang khai báo, kẻ vừa bị bắt đang cằn nhằn, thỉnh thoảng lại có một cảnh sát đi qua lấy tài liệu, kê khai vật chứng..., hàng chục cảnh sát khác đang chăm chú làm việc.
* Phim Việt: “Tiếng và hình không bao giờ bên nhau”
Khi đã sản xuất một bộ phim thì ngoài yếu tố nội dung, hình ảnh, các nhà làm phim nên chú trọng tiếng đi kèm. Hiện nay phim Việt thường bị “lời thoại một nơi, khẩu hình miệng một nẻo”. Phim nếu thu tiếng trực tiếp ngay lúc quay thì rất tốt, sẽ giúp nhân vật bộc lộ những cảm xúc chân thật hơn. Phim khi lồng tiếng nếu không phải là giọng thật của chính diễn viên đóng phim (vì một lý do nào đó) thì cũng nên lưu ý chọn giọng nói, phát âm phù hợp với tuổi tác của nhân vật trên phim.
Theo bạn, phim Việt hiện nay nên khắc phục ngay vấn đề nào dưới đây?
Đề tài xa lạ với cuộc sống Diễn xuất của diễn viên kém Lời thoại nhạt nhẽo, không chân thật Kịch bản không hấp dẫn, phim dài lê thê Quảng cáo chèn trong phim quá lộ liễu Ý kiến khác
|
Diễn đàn “Khán giả chê phim Việt, vì sao?” do TTO tổ chức với mong muốn nhận được những bài viết thẳng thắn mổ xẻ tình trạng hiện nay của cả điện ảnh lẫn truyền hình Việt Nam, qua đó đưa ra những gợi ý, giải pháp để nâng tầm chất lượng của phim Việt. Mời bạn đọc gởi bài viết với những gợi ý sau: - Bạn thấy kịch bản phim Việt hiện nay như thế nào? Độ hợp lý/ gần gũi/hấp dẫn? Như thế nào là những kịch bản điện ảnh lay động, hấp dẫn, gần gũi. - Thoại trong phim Việt có tự nhiên hay lên gân, hay nghe giả tạo? - Đạo diễn Việt Nam còn thiếu điều gì để có nhiều bộ phim xứng tầm, không lạc lõng giữa thị trường, không coi thường khán giả. - Chất lượng diễn viên hiện nay như thế nào: diễn xuất của diễn viên / mức độ hóa thân vào nhân vật? - Âm nhạc cho phim - Vai trò của nhà phê bình, nhà sản xuất, nhà quản lý cũng như hội đồng duyệt phim… Bạn cũng có thể đề cập cái hay nên học hỏi của những bộ phim truyền hình/ điện ảnh hay của Việt Nam/ thế giới… Bài viết xin vui lòng gửi về [email protected]; tiêu đề ghi Diễn đàn phim Việt. Bài viết gõ bằng Unicode, không quá 1.000 chữ. Dưới bài vui lòng ghi đầy đủ thông tin cá nhân để tòa soạn tiện liên hệ. Mời xem thêm: |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận