Phóng to |
"Gần đây, báo chí đề cập đến vụ “Bán lúa non “người mẫu nhí’” với những cô bé 12, 13 tuổi tập tành làm người mẫu để rồi bị lạm dụng. Các em là nạn nhân của phương tiện truyền thông, mong muốn được nổi tiếng nên mới tham gia công nghệ kinh doanh hình thể, sắc đẹp..." |
Tôi đến Việt Nam từ năm 1993, lấy vợ Việt và thường xuyên tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp nữ, một câu hỏi tôi thường gặp là: “Phụ nữ Việt có đẹp hơn phụ nữ các nước khác?”. Tôi thường trả lời chân thành: “Mỗi nước đều có phụ nữ đẹp, họ đẹp như phụ nữ Việt Nam”. Tuy nhiên, câu trả lời của tôi thường không được đón nhận một cách “hăng hái” lắm.
Do ảnh hưởng của nhiều cuộc thi sắc đẹp trong nước và quốc tế ồ ạt được tổ chức ở Việt Nam gần đây, mọi người dường như quan tâm hơn đến dáng vẻ bên ngoài khi đánh giá một người: cô ấy có da trắng, mũi cao, chân dài hay khuôn mặt trái xoan, gợi cảm? Rồi họ cũng ngắm nhìn lại chính mình và ước ao: giá như mình cũng xinh đẹp như người mẫu này, diễn viên nọ.
Có câu châm ngôn “Vẻ đẹp nằm trong mắt của người ngắm nhìn”. Mỗi người có những chuẩn mực riêng về cái đẹp, ai đó có thể bình thường trong mắt người này nhưng lại lộng lẫy trong mắt người khác. Thế nhưng trong thời buổi hiện nay, đôi mắt nhìn có thể bị thôi miên và bắt buộc phải tin vào những chuẩn mực vô lý được đặt ra.
Ngày càng nhiều những cuộc thi nhan sắc tôn vinh những thí sinh cao kều và số đo lý tưởng, những tạp chí thời trang với những cô gái mỉm cười tự tin khoe chân dài. Thay vì đề cập những vấn đề xã hội nóng bỏng, các phương tiện truyền thông ngày càng dành nhiều đất cho ngôi sao “khoe dáng”, đề cập nhiều đến vẻ đẹp hình thức bề ngoài với những chuẩn mực hình thể khó mà chấp nhận được.
Trong cuốn sách Aurora Dawn của tác giả người Mỹ gốc Do Thái Herman Wouk ra đời trước thời đại truyền hình, ông đã nhấn mạnh rõ ràng quảng cáo làm cho con người bất mãn với chính bản thân họ và những gì họ có. Tôi thấy rõ điều này đang dần diễn ra ở Việt Nam trong hai thập niên gần đây. Xem tivi, đọc nhiều tạp chí, càng phát hiện nhiều thứ chúng ta không hài lòng với bản thân, nhất là nhận ra những khuyết điểm dung nhan.
Tôi tin đây là những thứ được tưởng tượng, chẳng có gì lớn lao nhưng nhiều phụ nữ Việt Nam là nạn nhân của nó. Họ muốn thay đổi chính mình bằng dao kéo, sử dụng những sản phẩm giảm cân để có thân hình siêu mẫu. Nam giới cũng không là ngoại lệ.
Gần đây, báo chí đề cập đến vụ “” với những cô bé 12, 13 tuổi tập tành làm người mẫu để rồi bị lạm dụng. Các em là nạn nhân của phương tiện truyền thông, mong muốn được nổi tiếng nên mới tham gia công nghệ kinh doanh hình thể, sắc đẹp. Ngẫm lại, vẫn có nhiều bậc phụ huynh khuyến khích con gái mình đem những đôi chân dài trời phú đi trên sàn catwalk mặc dù con họ chưa đến tuổi trưởng thành. Điều này cho thấy sự ám ảnh về chuẩn mực sắc đẹp định sẵn to lớn đến nhường nào.
Tôi tự hỏi tại sao chúng ta không đánh giá một con người bằng vẻ đẹp đến từ bên trong: cô ấy tốt bụng thế nào, có biết quan tâm, lo lắng cho người khác, có tự chủ trong suy nghĩ và việc làm? Tại sao chúng ta không từ bỏ những khuôn khổ phổ thông, đồng nhất về một vẻ đẹp mà không hề tồn tại?
Dù xã hội phát triển thế nào và sản sinh nhiều người đẹp “nhân tạo”, khi có dịp tiếp xúc với ai đó tôi vẫn sẽ luôn nhìn vào vẻ đẹp sâu thẳm bên trong của họ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận