Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm vũ trụ Goddard của Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết để phát hiện siêu bão Mặt trời, họ xác định mối liên hệ giữa các phép đo gió Mặt trời trước đó và nhiễu loạn địa từ quan sát được tại các trạm mặt đất trên khắp Trái đất.
Mô hình máy tính này được gọi là DAGGER, có thể dự đoán nhanh chóng và chính xác các nhiễu loạn địa từ trên toàn thế giới “30 phút trước khi chúng xảy ra”.
Khoảng thời gian này đủ để các quốc gia ngăn chặn tác động nghiêm trọng của những cơn bão đối với lưới điện và cơ sở hạ tầng quan trọng.
NASA đã thử nghiệm mô hình chưa cải tiến với hai cơn bão địa từ xảy ra vào tháng 8-2011 và tháng 3-2015, nó có thể dự báo “nhanh chóng và chính xác” tác động của cơn bão trên toàn thế giới.
Bão Mặt trời gây ra khi Mặt trời phát ra một vụ nổ plasma tích điện, trong hiện tượng được gọi là phóng đại khối vành nhật hoa.
Các hạt tích điện này tạo ra bão địa từ có thể gây mất điện và trục trặc các thiết bị công nghệ trên Trái đất, khi chúng xuyên qua từ trường bảo vệ xung quanh hành tinh.
Những cơn bão này có phạm vi từ nhẹ đến cực đoan. Nhưng tác động của chúng có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trong một thế giới phụ thuộc vào công nghệ.
Ví dụ, một cơn bão Mặt trời vào năm 1989 đã gây mất điện trên khắp Québec, Canada trong 12 giờ. Tình trạng này khiến hàng triệu người chìm trong bóng tối, các trường học cũng như doanh nghiệp phải đóng cửa.
Một sự kiện siêu bão Mặt trời phổ biến khác được gọi là sự kiện Carrington đã gây hỏa hoạn tại các trạm điện báo vào năm 1859 khiến các tin nhắn không được gửi đi.
Các nhà khoa học cảnh báo nguy cơ xảy ra một cơn bão Mặt trời tàn khốc như vậy đang gia tăng khi chúng ta tiến gần đến “cực đại năng lượng Mặt trời” tiếp theo. Đây là đỉnh điểm trong chu kỳ hoạt động 11 năm của Mặt trời.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận